Cho 25,24 gam hỗn hợp gồm Al, Cu, Ag tác dụng vừa đủ với 850 ml dung dịch HNO3 nồng độ 2 mol/lít, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp X gồm NO và N2O (ở đktc). Tỉ khối của X so với hidro bằng 16,4. Giá trị của m là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 25,24 gam hỗn hợp gồm Al, Cu, Ag tác dụng vừa đủ với 850 ml dung dịch HNO3 nồng độ 2 mol/lít, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp X gồm NO và N2O (ở đktc). Tỉ khối của X so với hidro bằng 16,4. Giá trị của m là:


Đáp án:

Giải

Ta có: nX = 5,6 : 22,4 = 0,25 mol

nHNO3 = 0,85 . 2 = 1,7 mol

Ta có : nNO + nN2O = 0,25 (1)

30nNO + 44nN2O = 16,4.2.0,25 = 8,2 (2)

Từ (1), (2) => nNO = 0,2 mol và nN2O = 0,05 mol

Ta thấy đề có kim loại Al chắc chắn tạo ra NH4NO3

Kiểm tra có tạo ra NH4NO3 không?

Giả sử sản phẩm khử chỉ có 2 khí NO và N2O => nHNO3 pư = 4nNO + 10nN2O = 4.0,2 + 10.0,05 = 1,3 < 1,7 => tạo ra muối NH4NO3

Ta có: nHNO3 pư = 4nNO + 10nN2O + 10nNH4NO3

=>nNH4NO3 = (1,7 – 4.0,2 – 10.0,05) : 10 = 0,04 mol

Ta có: nNO3- = ne cho = ne nhận = 3nNO + 8nN2O + 8nNH4NO3 = 3.0,2 + 8.0,05 + 8.0,04 = 1,32 mol

=>m muối = m kim loại + mNO3- + mNH4NO3 = 25,24 + 62.1,32 + 80.0,04 = 110,28g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Lý thuyết tổng hợp về tính chất hóa học của cacbohiđrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng


Đáp án:
  • Câu A. thủy phân

  • Câu B. tráng gương

  • Câu C. trùng ngưng

  • Câu D. hoà tan Cu(OH)2

Xem đáp án và giải thích
Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên làm gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên làm gì?


Đáp án:

Để bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm chúng ta nên:

- Xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường.

- Bảo vệ rừng, trồng cây xanh.

Xem đáp án và giải thích
Chất tác dụng với H2 và làm mất màu Br2,
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các chất sau đây: propen, isobutan, propanal, stiren, toluen, axit acrylic, glucozơ. Số chất vừa làm mất màu nước brom, vừa tác dụng với H2 (trong những điều kiện thích hợp) là

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 4

  • Câu C. 7

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1). Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng. (2). Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng. (3). Sục khí etilen vào dung dịch Br2 trong CCl4. (4). Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng. (5). Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (6). Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. (7). Cho FeS vào dung dịch HCl. (8). Cho Si vào dung dịch NaOH đặc, nóng. (9). Cho Cr vào dung dịch KOH (10). Nung NaCl ở nhiệt độ cao. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là:

Đáp án:
  • Câu A. 8

  • Câu B. 10

  • Câu C. 7

  • Câu D. 9

Xem đáp án và giải thích
Trong bảng tuần hoàn, nhóm A nào gồm tất cả các nguyên tố là kim loại? Nhóm nào gồm hầu hết các nguyên tố phi kim?Nhóm nào gồm các nguyên tố khí hiếm? Đặc điếm số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong các nhóm trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong bảng tuần hoàn, nhóm A nào gồm tất cả các nguyên tố là kim loại? Nhóm nào gồm hầu hết các nguyên tố phi kim?Nhóm nào gồm các nguyên tố khí hiếm? Đặc điếm số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong các nhóm trên.


Đáp án:

- Nhóm A gồm các nguyên tố là kim loại: Nhóm IA có 1 electron lớp ngoài cùng (trừ H). Nhóm IIA có 2e lớp ngoài cùng

- Nhóm A gồm hầu hết các nguyên tố là phi kim: Nhóm VIIA có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Nhóm VIA có 6e lớp ngoài cùng ( Trừ Po)

- Nhóm gồm các khí hiếm: Nhóm VIIIA có 8 electron ở lớp ngoài cùng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…