Cho 150 cm3 dung dịch NaOH 7M tác dụng với 100cm3 dung dịch Al2(SO4)3 1M. Hãy xác định nồng độ mol của NaOH trong dung dịch sau phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 150 cm3 dung dịch NaOH 7M tác dụng với 100cm3 dung dịch Al2(SO4)3 1M. Hãy xác định nồng độ mol của NaOH trong dung dịch sau phản ứng.


Đáp án:

  Ta có: nNaOH = 7.0,15 = 1,05 mol; nAl2(SO4)3 = 1.0,1 = 0,1 mol

 Vì NaOH dư nên:

    Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

    Sau phản ứng có 0,2 mol Na[Al(OH)4] và 0,25 mol NaOH dư.

    Nồng độ mol của Na[Al(OH)4] = 0,2/(0,15 + 0,1) = 0,8M

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây là đúng?

Đáp án:
  • Câu A. Trùng ngưng caprolactam thu được tơ capron.

  • Câu B. Peptit, tinh bột, xenlulozơ và tơ lapsan đều bị thủy phân trong dung dịch NaOH loãng, đun nóng.

  • Câu C. Anilin và phenol đều làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.

  • Câu D. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

Xem đáp án và giải thích
Khi cho miếng nhôm tan hết vào dung dịch có chứa 0,5 mol HCl thì thu được muối AlCl3 và 3,36 lít khí hiđro (đktc). a. Tính khối lượng miếng nhôm đã phản ứng b. Axit clohiđric còn dư hay không? Nếu còn dư thì khối lượng dư là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi cho miếng nhôm tan hết vào dung dịch có chứa 0,5 mol HCl thì thu được muối AlCl3 và 3,36 lít khí hiđro (đktc).

a. Tính khối lượng miếng nhôm đã phản ứng

b. Axit clohiđric còn dư hay không? Nếu còn dư thì khối lượng dư là bao nhiêu?


Đáp án:

nH2 = 0,15 mol

a. Phương trình hóa học:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

2                           ←    3 mol

0,1                         ←     0,15 (mol)

Khối lượng miếng nhôm đã phản ứng là:

mAl = nAl.MAl = 0,1.27 = 2,7 gam

b. Theo phương trình, nHCl phản ứng = 2nH2 = 0,15.2 = 0,3 mol

nHCl dư = nHCl ban đầu - nHCl phản ứng = 0,5 - 0,3 = 0,2 mol

Khối lượng HCl dư = 0,2 . 36,5 = 7,3 gam

Xem đáp án và giải thích
Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại được lặp lại giống như chu kì trước là do
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại được lặp lại giống như chu kì trước là do


Đáp án:

Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại được lặp lại giống như chu kì trước là do  sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước.

Xem đáp án và giải thích
 Cho hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra khí NO và NO2 thu được dung dịch X và một phần kim loại Cu không tan. Tìm muối trong dung dịch X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra khí NO và NO2 thu được dung dịch X và một phần kim loại Cu không tan. Tìm muối trong dung dịch X?


Đáp án:

Sau phản ứng có một phần Cu không tan

→ Dung dịch chỉ gồm Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2.

Do: Cu + 2Fe(NO3)3 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2

Xem đáp án và giải thích
Một loại thủy tinh có thành phần là Na2SiO3, CaSiO3 và SiO2. Viết phương trình hóa học để giải thích việc dùng axit flohđric để khắc chữ lên thủy tinh đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một loại thủy tinh có thành phần là Na2SiO3, CaSiO3 và SiO2. Viết phương trình hóa học để giải thích việc dùng axit flohđric để khắc chữ lên thủy tinh đó.


Đáp án:

Có thể viết thành phần hoá học gần đúng thuỷ tinh đó là:Na2O.CaO.2SiO2

Khi dùng HF để khắc chữ lên thuỷ tinh thì có phản ứng:

SiO2 + 4HF →SiF4 ↑ + 2H2O

Nên có thể dùng axit HF để khắc chữ, khắc hình lên thuỷ tinh.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…