Cho 13,5 g Al vào dung dịch NaOH nóng, lấy dư.
a) Viết phương trình hoá học của phản ứng dưới dạng phân tử và ion thu gọn.
b) Tính thể tích khí H2 bay ra ở 735 mmHg và 22,5°C.
Cho 100,0 ml dung địch NaOH 4,OM vào 100,0 ml dung dịch CrCl3, thu được 10,3 gam kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch CrCl3 là bao nhiêu?
nNaOH = 0,4 > 3nCr(OH)3 = 0,3
=> nkết tủa = 4nCrCl3 - nOH-
=> nCrCl3 = (0,1 + 0,4)/4 = 0,12 mol
=>CM(CrCl3) = 1,25M
Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là bao nhiêu?
Ta có: nHCl = 0,03 mol; nNa2CO3 = 0,02 mol; nNaHCO3 = 0,02 mol
Pứ:
nH+ còn = 0,01 mol và trong dd đang có nHCO-3 = 0,02 + 0,02 = 0,04 mol
Do H+ dư nên tiếp tục xảy ra phản ứng:
nCO2 sau pu = 0,01 mol
Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh và khối lượng oxi tham gia phản ứng bằng nhau và bằng 1,6 gam. Tính khối lượng khí lưu huỳnh đioxit sinh ra.
Theo định luật bảo toàn khối lượng có:
mSO2 = mS + mO2 = 1,6 + 1,6 = 3,2g
Một hỗn hợp bột gồm Al, Fe, Cu, Hãy trình bày một phương pháp hóa học để tách từng kim loại ra khỏi hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng.
Cho dung dịch NaOH dư vào hỗn hợp 3 kim loại thu được hai phần.
- Phần dung dịch là NaAlO2 và NaOH dư
- Phần chất rắn là Cu và Fe
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 1,5H2
Lấy phần dung dịch dẫn CO2 đến dư thu được kết tủa Al(OH)3. Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn là Al2O3. Điện phân nóng chảy Al2O3 ta được Al.
NaAlO2 + CO2 + H2O → NaHCO3 + Al(OH)3 ↓
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
CO2 + NaOH → NaHCO3
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
2Al2O3 → 4Al + 3O2
Phần chất rắn đem hòa tan trong HCl dư, thu được dung dịch là FeCl2, còn phần chất rắn là Cu. Điện phân dung dịch thu được ta được Fe.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
FeCl2 → Fe + Cl2
Làm thế nào để phân biệt được hai loại phân lân: supephotphat đơn và supephotphat kép.
Hoà tan một lượng nhỏ mỗi mẫu phân lân vào nước. Phân lân supephotphat đơn có Ca(H2PO4)2 tan trong nước và CaSO4 không tan ; supephotphat kép chỉ có Ca(H2PO4)2 tan.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.