Cho 10g một hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl, thì thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Xác định thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
nH2 = 0,15 mol
Ta thấy Cu là kim loại đứng sau H trong dãy hoạt động hoá học ⇒ Cu không tác dụng với axit HCl.
PTHH: Fe + HCl → FeCl2 + H2
0,15 mol ← 0,15 mol
⇒ mFe = nFe.MFe=0,15.56=8,4g
%Fe = (8,4/10).100% = 84%
⇒ %Cu = 100% - 84% = 16%
Trình bày tính chất vật lý và hóa học của nước.
Tính chất vật lý
- Nước là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100ºC (dưới áp suất khí quyển là 760mmHg), hóa rắn ở 0ºC.
- Hoà tan nhiều chất: rắn (như muối ăn, đường…), lỏng (như cồn, axit …), khí (như amoniac, hiđro clorua…).
Tính chất hóa học
Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường, tác dụng với một số bazơ và tác dụng với nhiều oxit axit.
a) Tác dụng với kim loại
Nước có thể tác dụng với một số kim loại như K, Na, Ca, Ba… ở nhiệt độ thường tạo ra bazơ tương ứng và khí hiđro.
Ví dụ: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
b) Tác dụng với oxit bazơ
Nước có thể tác dụng với một số oxit bazơ như K2O, Na2O, CaO, BaO … tạo ra bazơ.
Ví dụ: CaO + H2O → Ca(OH)2
c) Tác dụng với oxit axit
Nước tác dụng với oxit axit tạo ra axit.
Ví dụ: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Câu A. 0,08
Câu B. 0,12
Câu C. 0,10
Câu D. 0,06
Một trong các nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày là do lượng axit HCl trong dạ dày quá cao. Để giảm bớt lượng axit, người ta thường uống dược phẩm Nabica (NaHCO3). Viết phương trình ion rút gọn của phản ứng xảy ra.
Phương trình dưới dạng phân tử:
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O
Phương trình ion rút gọn:
HCO3- + H+ → CO2↑ + H2O
Cho các tính chất sau: (1) dạng sợi; (2) tan trong nước; (3) tan trong dung dịch svayde; (4) tác dụng với dung dịch HNO3đ/ H2SO4đ; (5) tráng bạc; (6) thủy phân. Xenlulozo có các tính chất sau:
Câu A. (1),(3),(4),(5)
Câu B. (1),(3),(4),(6)
Câu C. (2),(3),(4),(6)
Câu D. (1),(2),(3),(6)
Nhận biết các chất sau:CH3CH2CH2 – OH, CH3CH2COOCH3, HCOOH, CH3 – CH2 – COOH.
- Cho quỳ tím lần lượt vào 4 mẫu thử:
+ Nhóm 1: 2 mẫu làm quỳ tím hóa đỏ là CH3 – CH2 – COOH và HCOOH
+ Nhóm 2: 2 mẫu không làm đổi màu quỳ tím là CH3CH2CH2OH và CH3CH2COOCH3
- Cho Na vào 2 mẫu ở nhóm 2
+ Mẫu có hiện tượng sủi bọt khí là CH3CH2CH2OH
+ Còn lại là CH3CH2COOCH3
CH3 – CH2 – CH2 – OH + Na → CH3 – CH2 – CH2 – ONa + 1/2 H2
- Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào 2 mẫu nhóm 1:
+ Mẫu nào có hiện tượng bạc kết tủa là HCOOH
+ Còn lại là CH3 – CH2 – COOH
HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2NH4NO3 + 2Ag
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.