Cho 10 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm N2 và CO2 tác dụng với 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02 mol/l, thu được 1 gam chất kết tủa. Hãy xác định thành phần % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu?
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (1)
Nếu dư CO2 dư : CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2 (2)
* Trường hợp 1 : Nếu CO2 không dư :
nCO2 = nCaCO3 = 1 : 100 = 0,01 mol ⇒ VCO2 = 0,01 . 22,4 = 0,224 (lít)
⇒ %(V) CO2 = 0,224 : 10 . 100 = 2,24%
%(V)N2 = 100 – 2,24 = 97,76%
*Trường hợp 2 : Nếu CO2 dư, xảy ra phương trình số 2
nCa(OH)2 = 2.0,02 = 0,04 mol
Theo (1) nCO2 = nCa(OH)2 = nCaCO3 = 0,04 mol
Nhưng theo đề bài chỉ thu được 0,01 mol kết tủa ⇒ có 0,03 mol kết tủa bị hòa tan theo phương trình (2)
nCO2 = nCaCO3 tan ra = 0,03
Tổng số mol CO2 = 0,04 + 0,03 = 0,07 (mol)
⇒ VCO2 = 0,07.22,4 = 1,568 lít
⇒ %(V) CO2 = 1,568 : 10 . 100 = 15,68%
%(V)N2 = 100 – 15,68 = 84,32%
Chất nào sau đây không bị phân hủy khi nung nóng?
Câu A. Mg(NO3)2
Câu B. CaCO3
Câu C. CaSO4
Câu D. Mg(OH)2
Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất tạo nên từ các nguyên tố đó như thế nào?
Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất tạo nên từ các nguyên tố đó sẽ biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
Trong tự nhiên các nguyên tố magie và canxi có trong quặng đôlômit: CaCO3.MgCO3. Từ quặng này hãy trình bày phương pháp điều chế :
a. Hai chất riêng biệt là CaCO3và MgCO3.
b. Hai kim loại riêng biệt là Ca và Mg.
Viết các phương trình hóa học.
a)
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + 2H2O
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + 2H2O
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ + 2NaCl
- Lọc tách phần không tan thì dung dịch còn chứa các ion Ca2+, Cl-, Na+, OH- thêm Na2CO3 vào dung dịch ta thu CaCO3 kết tủa.
Ca2+ + CO32- → CaCO3
Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O
MgCl2 + Na2CO3 → MgCO3 + 2NaCl
b)
Làm tương tự như phần a để tách riêng 2 muối. Sau đó điện phân nóng chảy các dung dịch muối
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + 2H2O
CaCl2 --đpnc--> Ca + Cl2
MgCl2 --đpnc--> Mg + Cl2
Trong giờ thực hành hóa học, học sinh A cho 32,5 gam kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng, trong khí đó học sinh B cho 32,5 gam sắt cũng vào dung dịch H2SO4 loãng như ở trên. Hãy cho biết học sinh A hay học sinh B thu được nhiều khí hiđro (đo ở đktc) hơn?
Học sinh A:
Số mol Zn là: nZn = 0,5 mol
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑
0,5 → 0,5 (mol)
Thể tích khí thu được là: VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,5 = 11,2 lít
Học sinh B:
Số mol Fe là: nFe = 0,58 mol
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
0,58 → 0,58 (mol)
Thể tích khí thu được là: VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,58 = 12,99 lít.
Vậy học sinh B thu được nhiều khí hiđro hơn.
Trình bày ứng dụng của magie nitrat
- Magie nitrat được sử dụng trong ngành gốm, in ấn, công nghiệp hóa chất và nông nghiệp.
- Pha trộn phân bón có chứa magie nitrat thường có ammoni nitrat, canxi nitrat, kali nitrat và các nguyên tố vi lượng; những hỗn hợp này được sử dụng trong nhà kính và thủy canh.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.