Chất àm mất màu brom
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các dãy chất sau: stiren, metyl fomat, anilin, fructozơ, anđehit axetic, axit fomic, phenol. Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước Br2?

Đáp án:
  • Câu A. 6 Đáp án đúng

  • Câu B. 5

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Giải thích:

Chọn A.  Những chất tác dụng với dung dịch brom gồm: - Hidrocacbon: Xiclopropan (C3H6), Anken, Ankin, Ankadien, Stiren…. - Các hợp chất hữu cơ có gốc hidrocacbon không no. - Andehit (-CHO) - Các hợp chất có nhóm chức andehit: Axit fomic, Este của axit fomic, Glucozơ, Mantozơ… - Phenol (C6H5-OH) và anilin (C6H5-NH2) phản ứng thế ở vòng thơm. Vậy có 6 chất thỏa mãn là: stiren, metyl fomat, anilin, anđehit axetic, axit fomic, phenol.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Để trung hòa 200 ml dung dịch amino axit X 0,5M cần 100 gam dung dịch NaOH 8%, cô cạn dung dịch thu được 16,3 gam muối khan. X có công thức cấu tạo là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để trung hòa 200 ml dung dịch amino axit X 0,5M cần 100 gam dung dịch NaOH 8%, cô cạn dung dịch thu được 16,3 gam muối khan. X có công thức cấu tạo là:


Đáp án:

Ta có: n= 0,2.0,5 = 0,1 mol; nNaOH = 0,2 mol

→ Số nhóm –COOH bằng 0,2/0,1 = 2

Đặt công thức của amino axit X là (NH2)x-R-(COOH)2

(NH2)x-R-(COOH)2 + 2NaOH → (NH2)x-R-(COONa)2 + 2H2O

0,1                                                  0,1 mol

→Mmuối = 16,3/ 0,1 = 163 g/mol → 16x + R+ 134 = 163 → 16x + R = 29

Do x > 0 và R > 0 nên chỉ có x = 1, R = 13 (nhóm –CH) thỏa mãn.

Vậy X có công thức là H2NCH(COOH)2

Xem đáp án và giải thích
Cho các kim loại được ghi bằng các chữ cái: A, B, C, D tác dụng riêng biệt với dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được ghi trong bảng dưới đây: Kim loại Tác dụng của dung dịch HCl A Giải phóng hidro chậm B Giải phóng hidro nhanh, dung dịch nóng dần C Không có hiện tượng gì xảy ra D Giải phóng hidro rất nhanh, dung dịch nóng lên Em hãy sắp xếp 4 kim loại trên theo chiều hoạt động hoá học giảm dần.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các kim loại được ghi bằng các chữ cái: A, B, C, D tác dụng riêng biệt với dung dịch HCl. Hiện tượng quan sát được ghi trong bảng dưới đây:

Kim loại Tác dụng của dung dịch HCl
A Giải phóng hidro chậm
B Giải phóng hidro nhanh, dung dịch nóng dần
C Không có hiện tượng gì xảy ra
D Giải phóng hidro rất nhanh, dung dịch nóng lên

Em hãy sắp xếp 4 kim loại trên theo chiều hoạt động hoá học giảm dần.


Đáp án:

Kim loại cho tác dụng với HCl không có hiện tượng gì xảy ra Kim loại không tác dụng với HCl → C là kim loại yếu đứng sau Hidro.

Kim loại càng mạnh (càng hoạt động hóa học) khi tác dụng với HCl phản ứng xảy ra càng mãnh liệt, rõ ràng. (Khí thoát ra nhiều, dung dịch nóng lên).

→ Thứ tự kim loại hoạt động hóa học giảm dần là: D, B, A, C.

Xem đáp án và giải thích
Có bốn dung dịch loãng của các muối NaCl, KNO3, Pb(NO3)2. CuSO4. Hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra và giải thích khi cho: a) Dung dịch Na2S vào mỗi dung dịch các muối trên. b) Khí H2S đi vào mỗi dung dịch các muối trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có bốn dung dịch loãng của các muối NaCl, KNO3, Pb(NO3)2. CuSO4. Hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra và giải thích khi cho:

a) Dung dịch Na2S vào mỗi dung dịch các muối trên.

b) Khí H2S đi vào mỗi dung dịch các muối trên.


Đáp án:

a) Khi cho dung dịch Na2S lần lượt vào các dung dịch:

NaCl: Không có hiện tượng gì.

KNO3: Không có hiện tượng gì.

Pb(NO3)2: Có kết tủa đen do phản ứng. Pb(NO3)2 +Na2S → PbS↓(màu đen) + 2NaNO3

CuSO4: Có kết tủa màu den, dung dịch mất màu xanh, do phản ứng

CuSO4 + Na2S → CuS↓ (màu đen)+Na2SO4.

Khi cho khí H2S lần lượt vào các dung dịch:

NaCl: Không có hiện tượng gì.

KNO3: Không có hiện tượng gì.

Pb(NO3)2: Có kết tủa den do phản ứng. Pb(NO3)2 + H2S → PbS↓(màu đen) +2HNO3

CuSO4 : Có kết tủa màu đen, dung dịch mất màu xanh, do phản ứng.

CuSO4 + H2S → CuS↓(màu đen) +H2SO4.

Xem đáp án và giải thích
Hãy chọn câu đúng trong các câu sau
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hãy chọn câu đúng trong các câu sau


Đáp án:
  • Câu A. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon không phản ứng cộng thêm hiđro.

  • Câu B. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon có công thức phân tử CnH2n+2

  • Câu C. Hiđrocacbon không no là hiđrocacbon có phản ứng cộng với hiđro.

  • Câu D. Hiđrocacbon no là hiđrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển đổi sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển đổi sau:


Đáp án:

(1) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

(2) AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

(3) Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

(4) NaAlO2 + CO2 + 2H2O → NaHCO3 + Al(OH)3

(5) 2 Al(OH)3 -to→ Al2O3 + 3H2O

(6) 2Al2O3 -dpnc→ 4Al + 3O2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…