Chất tác dụng với H2 và làm mất màu Br2,
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các chất sau đây: propen, isobutan, propanal, stiren, toluen, axit acrylic, glucozơ. Số chất vừa làm mất màu nước brom, vừa tác dụng với H2 (trong những điều kiện thích hợp) là

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 4

  • Câu C. 7

  • Câu D. 5 Đáp án đúng

Giải thích:

Các chất thỏa mãn là:propen, propanal, stiren, axit acrylic, glucozơ. Đây là bài toán khá hay.Nhiều bạn học sinh sẽ bị lừa dẫn tới việc cố gắng đi tìm xem R là gì.Điều này sẽ mất rất nhiều thời gian và cũng không cần thiết. => D.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dựa vào vị trí của nguyên tố Mg (Z = 12) trong bảng tuần hoàn: a) Hãy nêu tính chất hóa học cơ bản của nó: - Là kim loại hay phi kim. - Hóa trị cao nhất đối với oxi. - Viết công thức của oxit cao nhất và hidroxit tương ứng và tính chất của nó. b) So sánh tính chất hóa học của nguyên tố Mg (Z = 12) với Na (Z = 11) và Al (Z = 13).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dựa vào vị trí của nguyên tố Mg (Z = 12) trong bảng tuần hoàn:

a) Hãy nêu tính chất hóa học cơ bản của nó:

- Là kim loại hay phi kim.

- Hóa trị cao nhất đối với oxi.

- Viết công thức của oxit cao nhất và hidroxit tương ứng và tính chất của nó.

b) So sánh tính chất hóa học của nguyên tố Mg (Z = 12) với Na (Z = 11) và Al (Z = 13).


Đáp án:

a) Cấu hình electron của nguyên tử Mg: 1s22s22p63s2.

Mg có 2e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính kim loại, hóa trị cao nhất với oxi là II, chất MgO là oxit bazơ và Mg(OH)2 là bazơ.

b) Na: 1s22s22p63s1.

Mg: 1s22s22p63s2.

Al: 1s22s22p63s23p1.

- Có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng nên đều là kim loại.

- Tính kim loại giảm dần theo chiều Na, Mg, Al.

- Tính bazơ giảm dần theo chiều NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.

Xem đáp án và giải thích
Sự cháy của một chất trong không khí và trong khí oxi giống và khác nhau như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sự cháy của một chất trong không khí và trong khí oxi giống và khác nhau như thế nào?


Đáp án:

+ Giống nhau: Đều là sự oxi hoá.

+ Khác nhau: Sự cháy trong không khí xảy ra chậm hơn, tạo ra nhiệt độ thấp hơn khi cháy trong khí oxi.

Xem đáp án và giải thích
Hãy điền các từ ngữ thích hợp vào các chỗ trống trong đoạn viết về cấu trúc nhóm cacboxyl sau đây: “Nhóm cacboxyl được hợp bởi…(1)…và…(2)… Do mật độ electron dịch chuyển từ nhóm…(3)…về, nên nhóm…(4)…ở axit cacboxylic kém hoạt động hơn nhóm…(5)…ở anđehit và ở…(6)…, còn nguyên tử H ở nhóm…(7)…axit thì linh động hơn ở nhóm OH…(8)…và ở nhóm…(9)…phenol”. A. ancol B. OH C. Nhóm hiđroxyl D. Nhóm cacboxyl E. C = O G. xeton Chú ý: mỗi cụm từ có thể dùng nhiều lần.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền các từ ngữ thích hợp vào các chỗ trống trong đoạn viết về cấu trúc nhóm cacboxyl sau đây:

“Nhóm cacboxyl được hợp bởi…(1)…và…(2)… Do mật độ electron dịch chuyển từ nhóm…(3)…về, nên nhóm…(4)…ở axit cacboxylic kém hoạt động hơn nhóm…(5)…ở anđehit và ở…(6)…, còn nguyên tử H ở nhóm…(7)…axit thì linh động hơn ở nhóm OH…(8)…và ở nhóm…(9)…phenol”.

A. ancol

B. OH

C. Nhóm hiđroxyl

D. Nhóm cacboxyl

E. C = O

G. xeton

Chú ý: mỗi cụm từ có thể dùng nhiều lần.


Đáp án:

(1) C=O

(2) nhóm hidroxyl

(3) OH

(4) C=O

(5) C=O

(6) xeton

(7) OH

(8) ancol

(9) OH

Xem đáp án và giải thích
"Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

"Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?


Đáp án:

– Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác là các oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.

2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4

2NO + O2 → 2NO2

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

Axit H2SO4 và HNOtan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Trong đó  H2SO4 là nguyên nhân chính gây ra mưa axit.

– Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3):

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O

CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O

Xem đáp án và giải thích
Tên gọi của NaOH là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tên gọi của NaOH là gì?


Đáp án:

Tên bazơ = Tên kim loại + hoá trị (nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit.

Na là kim loại có một hóa trị ⇒ tên gọi của NaOH là: Natri hiđroxit.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…