Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của kim loại kiềm thổ?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của kim loại kiềm thổ?


Đáp án:
  • Câu A. Tính khử của kim loại tăng theo chiều tăng của năng lượng ion hóa.

  • Câu B. Tính khử của kim loại tăng theo chiều giảm của năng lượng ion hóa. Đáp án đúng

  • Câu C. Tính khử của kim loại tăng theo chiều tăng của thế điện cực chuẩn.

  • Câu D. Tính khử của kim loại tăng theo chiều tăng của độ âm điện

Giải thích:

Tính khử của kim loại tăng theo chiều giảm của năng lượng ion hóa.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Lưu huỳnh S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6 gam. Tính khối lượng khí lưu huỳnh đioxit sinh ra.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lưu huỳnh S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2. Biết khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng là 1,6 gam. Tính khối lượng khí lưu huỳnh đioxit sinh ra.


Đáp án:

Số mol S tham gia phản ứng là: nS = 0,05 mol

Phương trình hóa học:

S + O2 --t0--> SO2

1         →            1 mol

0,05      →           0,05 (mol)

Theo phương trình hóa học, ta có: nSO2 = nS = 0,05 mol

Khối lượng khí lưu huỳnh đioxit sinh ra là:

mSO2 = nSO2. MSO2 = 0,05.64 = 3,2 gam

Xem đáp án và giải thích
Cho các kim loại : Na, Mg, Al, Cu, Ag. Hãy viết các cặp oxi hóa – khử tạo bởi các kim loại đó và sắp xếp chúng theo thứ tự giảm dần tính oxi hóa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các kim loại : Na, Mg, Al, Cu, Ag. Hãy viết các cặp oxi hóa – khử tạo bởi các kim loại đó và sắp xếp chúng theo thứ tự giảm dần tính oxi hóa?


Đáp án:

Chiều giảm dần tính oxi hóa, tăng dần tính khử :

Ag+/Ag ; Cu2+/Cu ; Al3+/Al ; Mg2+/Mg ; Na+/Na

Xem đáp án và giải thích
Có dung dịch chứa đồng thời các cation Ni2+ Al3+, Fe3+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt từng cation trong dung dịch
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có dung dịch chứa đồng thời các cation Ni2+ Al3+, Fe3+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt từng cation trong dung dịch


Đáp án:

- Nhỏ dung dịch NH3 vào dung dịch thấy có hỗn hợp kết tủa trắng xanh. Lọc lấy kết tủa chia 3 phần bằng nhau:

+ Phần 1 để trong không khí thấy kết tủa dần chuyển sang màu đỏ nâu ⇒ trong hỗn hợp kết tủa có Fe(OH)2 và dung dịch có Fe2+

Fe2+ + 2NH3 + 2H2O → Fe(OH)2 + 2NH4+

4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3

+ Nhỏ vào phần 2 dung dịch NH3 cho tới dư, thấy có một phần kết tủa màu xanh tan ra và tạo dung dịch có màu xanh ⇒ có Ni2+

Ni2+ + 2NH3 + 2H2O → Ni(OH)2↓ xanh + 2NH4+

Ni(OH)2 + 6NH3 → [Ni(NH3)6]2+màu xanh + 2OH-

+ Nhỏ vào phần 3 dung dịch NaOH, phần kết tủa màu trắng tan ra tạo dung dịch không màu ⇒ kết tủa tan ra là Al(OH)3 và trong dung dịch ban đầu có Al3+

Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4+

Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4]-

Xem đáp án và giải thích
Cho 5,68 gam P2O5 vào cốc chứa 50 gam H2O thu được dung dịch axit photphoric (H3PO4). Tính khối lượng dung dịch axit tạo thành.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 5,68 gam P2O5 vào cốc chứa 50 gam H2O thu được dung dịch axit photphoric (H3PO4). Tính khối lượng dung dịch axit tạo thành.


Đáp án:

Phương trình hóa học: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có:

mP2O5 + mH2O = mdd axit 

mdd axit = 50 + 5,68 = 55,68 gam.

Xem đáp án và giải thích
Thế nào là hiệu ứng nhà kính? Chất gì đã gây ra hiệu ứng nhà kính?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là hiệu ứng nhà kính? Chất gì đã gây ra hiệu ứng nhà kính?



Đáp án:

Chất gây hiệu nhà kính chủ yếu là khí CO2 trong khí quyển. Khi nồng độ CO2, trong khí quyển tăng lên, chúng hấp thụ các tia bức xạ nhiệt làm cho không khí nóng lên giống như nhà kính dùng để trồng rau, hoa, ... ở xứ lạnh. Khi nhiệt độ không khí tăng lên làm cho băng tuyết ở các cực tan ra, làm ngập nhiều vùng đất thấp và gây ra những hiện tượng bất thường về thời tiết.


Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…