Một mẫu khí thải ra được cho qua dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do khí thải có
Câu A. SO2
Câu B. H2S Đáp án đúng
Câu C. CO2
Câu D. NO2
Do có kết tủa CuS => khi ban đầu là H2S (CuS không tan trong axit)
Trong phòng thí nghiệm có thể dùng muối KClO3 hoặc KNO3 để điều chế khí oxi bằng phản ứng phân hủy.
a) Viết các phương trình hóa học xảy ra đối với mỗi chất.
b) Nếu dùng 0,1 mol mỗi chất thì thể tích oxi thu được có khác nhau không? Hãy tính thể tích khí oxi thu được.
c) Cần điều chế 1,12 lít khí oxi, hãy tính khối lượng mỗi chất cần dùng. Các thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
a) Các phương trình phản ứng phân hủy:
2KNO3 → 2KNO2 + O2 ↑ (1)
2KClO3 → 2KCl + 3O2 ↑ (2)
b) Theo phương trình (1) và (2): số mol hai muối tham gia phản ứng nhu nhau (0,1 mol), nhưng số mol oxi sinh ra không như nhau.
Theo phương trình (1): nO2 = 0,5nKNO3 = 0,5.0,1 = 0,05 mol
VO2 = 0,05. 22,4= 1,12 lít
Theo phương trình (2): nO2 = 1,5nKClO3 = 1,5.0,1 = 0,15 mol
VO2 = 0,15 .22,4 = 3,36 lít.
c) nO2 = 0,05 mol
2KNO3 → 2KNO2 + O2
2KClO3 → 2KCl + 3O2
Theo pt: nKNO3 = 2.nO2 = 0,05 . 2 = 0,1 mol
nKClO3 = 2/3nO2 = 2/3.0,05 = 0,1/3 mol
MKNO3 = 101g/mol ; MKClO3 = 122,5 g/mol
mKNO3 cần dùng = 0,1 x 101 = 10,1g
mKClO3 cần dùng = 0,1 /3 x 122,5 = 4,08g.
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 36, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Tính số hạt proton của X?
Gọi số hạt proton, nơtron và electron trong X lần lượt là p, n và e.
X có tổng số hạt là 36 nên p + n + e = 36 (1).
Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e, thay vào (1) ta được: 2p + n = 36 (2).
Trong nguyên tử X, hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện nên:
(p + e) = 2n hay p = n (3)
Thay (3) vào (2) được p = n = 12.
Vậy số hạt proton của X là 12.
Tính nồng độ mol của 500ml dung dịch chứa 7,45 gam KCl.
V = 500ml = 0,5 lít
Số mol KCl có trong dung dịch là: nKCl = 0,1 mol
Nồng độ mol của dung dịch KCl là:
Áp dụng công thức: CM = 0,1/0,5 = 0,2M
Đien được phân loại như thế nào? Mỗi loại cho 1 ví dụ.
Tùy theo vị trí tương hỗ của hai nối đôi, người ta chia ankađien thành ba loại.
Ankađien có hai nối đôi ở cách nhau ít nhất hai nối đơn.
Ví dụ: CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2: hexa-1,5-đien.
Ankađien có hai nối đôi liền nhau.
Ví dụ: CH2=C=CH2: propa-1,2-đien.
Ankađien có hai nối đôi cách nhau chỉ một nối đơn (ankađien liên hợp)
Ví dụ: CH2=CH-CH=CH2: Buta-1,3-đien.
Có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lầnl ượt bằng 3, 6, 9, 18?
Số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử bằng 3, 6, 9, 18 lần lượt là 1, 4, 7, 8. Do các nguyên tử có cấu hình electron như sau:
Z = 3: 1s22s1 ; Z = 6 : 1s22s22p2;
Z = 9: 1s22s22p5 ; Z = 18: 1s22s22p63s23p6.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.