Câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của cacbohiđrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ba dung dịch: glucozơ, saccarozơ và fructozơ có tính chất chung nào sau đây ?


Đáp án:
  • Câu A. Đun nóng với Cu(OH)2 có kết tủa đỏ gạch.

  • Câu B. Hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. Đáp án đúng

  • Câu C. Đều tác dụng với dung AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag.

  • Câu D. Đều tham gia phản ứng thủy phân.

Giải thích:

A. Sai, Chỉ có glucozơ và fructozơ đun nóng với Cu(OH)2 có kết tủa đỏ gạch. B. Đúng, Tất cả các chất trên đều hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch có màu xanh lam. C. Sai, Chỉ có glucozơ và fructozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag. D. Đúng, Chỉ có saccarozơ tham gia phản ứng thủy phân.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có 5 lọ hóa chất không nhãn mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau đây (nồng độ khoảng 0,1M): NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2. Chỉ dùng dung dịch NaOH thêm vào từng dung dịch có thể nhận biết dãy dung dịch nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 5 lọ hóa chất không nhãn mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau đây (nồng độ khoảng 0,1M): NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2. Chỉ dùng dung dịch NaOH thêm vào từng dung dịch có thể nhận biết dãy dung dịch nào?


Đáp án:

Dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa năm dung dịch chứa ion: NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2:

• Cho dung dịch NaOH vào dd NH4Cl có hiện tượng thoát khí mùi khai.

PTHH: NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O

• Cho dung dịch NaOH vào dd MgCl2 có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng Mg(OH)2

MgCl2 + NaOH → NaCl + Mg(OH)2

• Cho dung dịch NaOH vào dd FeCl2 có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng xanh Fe(OH)2 bị hóa nâu trong không khí ( tạo Fe(OH)3 )

FeCl2 + NaOH → NaCl + Fe(OH)2

Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4 Fe(OH)3

• Cho dung dịch NaOH vào dd AlCl3 có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng Al(OH)3 rồi tan trong kiềm dư.

AlCl3 + NaOH → NaCl + Al(OH)3

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

• Cho dung dịch NaOH vào dd CuCl2 có hiện tượng xuất hiện kết tủa xanh lơ Cu(OH)2

CuCl2 + NaOH → NaCl + Cu(OH)2

Xem đáp án và giải thích
Cho a mol sắt tác dụng với a mol khí clo, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước thu được dung dịch Y. Nhỏ dd AgNO3 dư vào dd Y thu được 79g kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của a?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho a mol sắt tác dụng với a mol khí clo, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào nước thu được dung dịch Y. Nhỏ dd AgNO3 dư vào dd Y thu được 79g kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của a?


Đáp án:

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

Ta có: a/2 > a/3 => Fe dư

Chất rắn X chứa:

nFe pư = nFeCl3 = a/3 .nCl2 = (2a)/3 mol ; nFe dư = a - (2a)/3 = a/3 mol

Khi cho X vào nước xảy ra phản ứng:

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

a/3   2a/3 mol

=> Phản ứng hết, dd Y chỉ chứa FeCl2

nFeCl2 = 3. nFe = a mol

nFe2+ = a mol, nCl- = 2a mol

Fe2+ + Ag+ → Fe3+ +Ag

Cl- + Ag+ → AgCl

=> nAg = nFe2+ = a mol

và nAgCl = nCl- = 2a mol

m↓ = 108a + 143,5. 2a = 79

=> a = 0,2 mol

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng xảy ra ở điều kiện thường
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường: (a) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt (III) clorua. (b) Sục khí hidro sulfua vào dung dịch đồng (II) sulfat. (c) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt (III) clorua. (d) Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 3

  • Câu C. 2

  • Câu D. 1

Xem đáp án và giải thích
Trong các cặp phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn? a) Fe + CuSO4 (2M) và Fe + CuSO4 (4M) b) Zn + CuSO4 (2M, 25oC) và Zn + CuSO4 (2M, 50oC) c) Zn (hạt) + CuSO4 (2M) và Zn (bột) + CuSO4 (2M) d) 2H2 + O2 → 2H2O (to thường) và 2H2 + O2 → 2H2O (tothường),xúc tác Pt (Nếu không ghi chú gì thêm là so sánh trong cùng điều kiện)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong các cặp phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn?

a) Fe + CuSO4 (2M) và Fe + CuSO4 (4M)

b) Zn + CuSO4 (2M, 25oC) và Zn + CuSO4 (2M, 50oC)

c) Zn (hạt) + CuSO4 (2M) và Zn (bột) + CuSO4 (2M)

d) 2H2 + O2 → 2H2O (to thường) và 2H2 + O2 → 2H2O (tothường),xúc tác Pt

(Nếu không ghi chú gì thêm là so sánh trong cùng điều kiện)


Đáp án:

Những phản ứng có tốc độ lớn hơn:

a) Fe + CuSO4 (4M)

b) Zn + CuSO4 (2M, 500C)

c) Zn (bột) + CuSO4 (2M)

d) 2H2 + O2 → 2H2O (to thường, xúc tác Pt)

Xem đáp án và giải thích
Nung một lượng butan trong bình kín ( cố xúc tác thích hợp) thu được hỗn hợp X gồm ankan và anken. Tỉ khối của X so với khí hiđro là 21,75. Thành phần phần trăm thể tích của butan trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung một lượng butan trong bình kín ( cố xúc tác thích hợp) thu được hỗn hợp X gồm ankan và anken. Tỉ khối của X so với khí hiđro là 21,75. Thành phần phần trăm thể tích của butan trong X bao nhiêu %?


Đáp án:

Bảo toàn khối lượng:

mC4H10 = mX 

=> nC4H10/nX = MX/MC4H10 = [21,75.2]/58 = 3/4

Giả sử ban đầu C4H10 3 mol; nX = 4 mol

Số mol khí giảm = nC4H10 pư = 1 mol

⇒ nC4H10 trong X = 2 mol ⇒ %V C4H10 = 2:4.100% = 50%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…