Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa Al(OH)3?
Câu A. Cho từ từ dung dịch Ca(OH)2 đến dư vào dung dịch AlCl3.
Câu B. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Al(OH)3.
Câu C. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. Đáp án đúng
Câu D. Cho từ từ dung dịch H2SO4 đến dư vào dung dịch Al(OH)3.
Đáp án C Phân tích : A. Khi mà dư thì ta luôn luôn không thu được kết tủa Al(OH)3 B. Vì lượng HCl dư nên lượng kết tủa tạo thành lúc ban đầu sẽ bị hòa tan hết. C. Luôn luôn tạo kết tủa Al(OH)3 vì NH3 không có khả năng hòa tan kết tủa. D. Giống với phản ứng ở B, ta luôn có lượng kết tủa tạo thành lúc ban đầu sẽ bị hòa tan hết. Vậy kết thúc thí nghiệm C ta thu được kết tủa Al(OH)3.
Khử m gam bột CuO bằng khí H2 ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hòa tan hết X cần vừa đủ 1 lít dung dịch HNO3 1M, thu được 4,48 lít NO (đktc). Hiệu suất của phản ứng khử CuO bằng bao nhiêu?
CuO + H2 --t0--> Cu + H2O (1)
Vì chất rắn X tác dụng với HNO3 tạo ra khí NO =>X phải có CuO và Cu dư
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (2)
CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O (3)
Ta có: nNO = 0,2 mol.
Theo (2): nCu = 3/2nNO= 0,3; nHNO3= 8/3nNO= 0,8 (mol).
Theo (3): nCuO= 1/2nHNO3= 1/2(1−0,8) = 0,1
=> nCuO ban đầu= nCuO + nCu dư = 0,1 + 0,3 = 0,4 (mol)
Hiệu suất của quá trình khử CuO là : H = 0,3/0,4.100 = 75%.
Thế nào là sự lai hóa?
Sự lai hóa obitan nguyên tử là sự tổ hợp “trộn lẫn” một số obitan trong một nguyên tử để được từng ấy obitan lai hóa giống nhau nhưng định hướng khác nhau trong không gian.
Dung dịch X chứa H2SO4 0,2M và HCl 0,1M, dung dịch Y chứa KHCO3 0,3M và BaCl2 0,1M. Cho 0,5 lít dung dịch X phản ứng với 0,5 lít dung dịch Y và đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn thấy tổng khối lượng các chất trong dung dịch thu được giảm m gam (giả sử nước bay hơi không đáng kể). Giá trị của m là
Dung dịch X chứa H2SO4 : 0,1 mol và HCl 0,05 mol; Y chứa KHCO3 : 0,15 mol và BaCl2 : 0,05 mol
Khối lượng dung dịch giảm chính bằng khối lượng chất rắn được hình thành và khí thoát ra
=> BaSO4 (0,05 mol) và CO2 (0,15 mol)
=> m = 18,25 (g)
Câu A. O2
Câu B. H2S
Câu C. N2O
Câu D. N2
Thủy phân hoàn toàn một pentapeptit A thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly, Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val
a) Hãy xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A.
b) Hãy chỉ ra đâu là aminoaxit đầu N, dâu là aminoaxit đầu C ở pentapeptit A.
a. Xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A
- Pentapeptit A gồm Gly, Ala, Val
- Thủy phân không hoàn toàn A thu được 2 đipeptit Ala-Gly và Gly-Ala và một tripeptit Gly-Gly-Val
Từ các dữ kiện trên suy ra vị trí của Ala là thứ 2 sau Gly và Val đứng ở cuối: Gly-Ala-Gly-Gly-Val
b. Amino axit đầu N là Gly; Amino axit đầu C là Val
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.