Câu hỏi lý thuyết về thành phần của hạt nhân nguyên tử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là


Đáp án:
  • Câu A. proton và electron.

  • Câu B. electron.

  • Câu C. proton. Đáp án đúng

  • Câu D. proton và notron.

Giải thích:

Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Lấy 34,2 gam đường saccarozơ có lẫn một ít đường mantozơ đem thực hiện phản ứng tráng gương với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 0,216 gam Ag. Độ tinh khiết của mẫu đường saccarozơ này là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lấy 34,2 gam đường saccarozơ có lẫn một ít đường mantozơ đem thực hiện phản ứng tráng gương với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 0,216 gam Ag. Độ tinh khiết của mẫu đường saccarozơ này là bao nhiêu?


Đáp án:

Chỉ có mantozơ tham gia phản ứng tráng gương:

 ⇒ nC12H22O11 (mantozơ) = 1/2 . nAg = 1/2.0,216/108 = 0,001 mol

    ⇒ mC12H22O11 (mantozơ) = 342.0,001 = 0,342 g

    Độ tinh khiết của mẫu đường saccarozơ = (342 - 0,342)/342 = 99%

Xem đáp án và giải thích
Dẫn khí CO đi qua 20 gam CuO nung nóng thu được chất rắn X và khí CO2. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra bằng 300 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thì thu được 39,4 gam kết tủa. Cho chất rắn X vào dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dẫn khí CO đi qua 20 gam CuO nung nóng thu được chất rắn X và khí CO2. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra bằng 300 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thì thu được 39,4 gam kết tủa. Cho chất rắn X vào dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là bao nhiêu gam?


Đáp án:

nBa(OH)2 = 0,3 mol

CO + CuO → CO2 + Cu

nCO2 = nBaCO3 = 0,2 mol

Chú ý: Trường hợp CO2 dư không thể xảy ra vì nCuO = 0,25

Chất rắn X gồm 0,2 mol Cu và 0,05 mol CuO

⇒ kết tủa gồm 0,4 mol Ag + 0,05 mol CuO; m = 108.0,4 + 80.0,05 = 47,2 (gam)

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn một amin no, mạch hở, bậc một X bằng oxi vừa đủ, sau phản ứng được hỗn hợp Y gồm khí và hơi, trong đó V_(CO_2 ): V_(H_2 O) = 1: 2. Cho 1,8g X tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch được m gam muối khan.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn một amin no, mạch hở, bậc một X bằng oxi vừa đủ, sau phản ứng được hỗn hợp Y gồm khí và hơi, trong đó V_(CO_2 ): V_(H_2 O) = 1: 2. Cho 1,8g X tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng làm bay hơi dung dịch được m gam muối khan. Tìm m?


Đáp án:

Gọi công thức amin là CnH2n+2+kNk

⇒ Khi đốt, nCO2 = n mol, nH2O = n + 1 + k/2 (mol)

Mà VCO2: VH2O = 1: 2

⇒ 2n = n + 1 + k/2 ⇒ 2n ­ k = 2

Vì k ≤ 2 ⇒ n = 2; k = 2.

Amin là H2NCH2CH2NH2

1,8 g X ứng với namin = 1,8/60 = 0,03 mol

Muối tạo thành là ClH3NCH2CH2NH3Cl ⇒ m = 3,99 g

Xem đáp án và giải thích
Trong mỗi trường hợp sau đây, hãy dẫn ra một phương trình hóa học của phản ứng để minh họa : a. Nguyên tử Mg bị oxi hóa b. Ion Mg2+ bị khử c. Ion magie có số oxi hóa không thay đổi
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong mỗi trường hợp sau đây, hãy dẫn ra một phương trình hóa học của phản ứng để minh họa :

a. Nguyên tử Mg bị oxi hóa

b. Ion Mg2+ bị khử

c. Ion magie có số oxi hóa không thay đổi


Đáp án:

a. Mg + FeSO4→ MgSO4 + Fe

Mg → Mg2+ + 2e

b. MgCl2 (đpnc)→ Mg + Cl2

Mg2+ + 2e → Mg

c. 2NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2 ↓ + 2NaCl

Xem đáp án và giải thích
Ứng dụng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Để dập tắt các đám cháy thông thường người ta sử dụng khí gì?

Đáp án:
  • Câu A. CO2

  • Câu B. N2O

  • Câu C. Cl2

  • Câu D. N2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…