Câu A. Giảm nhiệt độ
Câu B. Tăng áp suất
Câu C. Tăng nồng đột khí CO2
Câu D. Tăng nhiệt độ Đáp án đúng
CaCO3 (rắn) <--> CaO (rắn) + CO2(khí). Đây là phản ứng thu nhiệt => Tăng nhiệt độ vào hệ cân bằng để cân bằng đã cho chuyển dịch theo chiều thuận.
Sử dụng đồ dùng bằng nhôm có ảnh hưởng gì không ?
Nhôm là kim loại có hại cho cơ thể nhất là đối với người già. Bệnh lú lẫn và các bệnh khác của người già, ngoài nguyên nhân do cơ thể bị lão hóa còn có thể do sự đầu độc vô tình của các đồ nấu ăn, đồ dựng bằng nhôm. Tế bào thần kinh trong não người già mắc bệnh nào có chứa rất nhiều ion nhôm Al3+, nếu dùng đồ nhôm trong một thời gian dài sẽ làm tăng cơ hội ion nhôm xâm nhập vào cơ thể, làm nguy cơ đến toàn bộ hệ thống thần kinh não.
Sử dụng đồ nhôm phải biết cách bảo quản, không nên đựng thức ăn bằng đồ nhôm hoặc không nên ăn thức ăn để trong đồ nhôm qua đêm, không nên dùng đồ nhôm để đựng rau trộn trứng gà và giấm…
Vì sao các hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao?
Lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu trong tinh thể ion rất lớn. Các hợp chất ion đều khá rắn, khó bay hơn, khó nóng chảy.
Để thủy phân hoàn toàn 8,58kg một loại chất béo cần vừa đủ 1,2kg NaOH, thu được 0,92 kg glixerol và m kg hỗn hợp muối của các axit béo.
a) Tính m.
b) Tính khối lượng xà phòng bánh có thể thu được từ m kg hỗn hợp các muối trên. Biết ,muối của các axit béo chiếm 60% khối lượng của xà phòng.
a) Phản ứng thủy phân chất béo bằng kiềm (phản ứng xà phòng hóa):
chất béo + Natri hiđroxit → Glixerol + Hỗn hợp muối natri.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:
mmuối = mchất béo + mNaOH - mglixerol = 8,58 + 1,2 – 0,92 = 8,86kg.
b) Khối lượng xà phòng bánh thu được:
Gọi khối lượng xà phòng thu được là x (kg), ta có muối của các axit béo chiếm 60% khối lượng xà phòng nên:
(8,86/x).100% = 60% => x = 14,76 kg
Để loại bỏ các khí HCl, Cl2 lẫn trong khí N2, người ta có thể sử dụng lượng dư dung dịch nào?
Để loại bỏ các khí HCl, Cl2 lẫn trong khí N2, người ta có thể sử dụng lượng dư dung dịch Ca(OH)2
Cho phản ứng A + 2B → C
Cho biết nồng độ ban đầu của A là 0,8M, của B là 0,9M và hằng số tốc độ k = 0,3. Hãy tính tốc độ phản ứng khi nồng độ chất A giảm 0,2M.
Ta có [A] giảm 0,2M thì theo phương trình:
A + 2B → C
0,2 → 0,4 → 0,2
⇒ [B] giảm 0,4
Nồng độ còn lại của các chất: [A] = 0,8 – 0,2 = 0,6M
[B] = 0,9 – 0,4 = 0,5M
Tốc độ phản ứng: v = k.[A].[B]2 = 0,3 x 0,6 x (0,5)2 = 0,045
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.