Bari oxit do hai nguyên tố là bari và oxi tạo nên. Khi bỏ bari oxit vào nước, nó hóa hợp với nước tạo thành một chất mới gọi là bari hiđroxit. Bari hiđroxit gồm những nguyên tố nào trong phân tử của nó?
Bari oxit gồm hai nguyên tố là Ba và O.
Nước gồm hai nguyên tố là H và O.
Vậy bari hiđroxit gồm các nguyên tố Ba, O và H.
Để bảo vệ vỏ tàu người ta thường dùng phương pháp nào sau đây :
Câu A. Dùng hợp kim không gỉ
Câu B. Dùng chất chống ăn mòn
Câu C. Mạ 1 lớp kim loại bền lên vỏ tàu
Câu D. Gắn lá Zn lên vỏ tàu.
Trình bày phương pháp hóa học phân biệt dung dịch các chất sau :
a. CH3CH2, NH2-CH2-COOH, CH3COONH4, anbumin
b. C6H5NH2, CH3CH(NH2)COOH, (CH3)2NH, anbumin
a. Dùng quỳ tím nhận ra CH3NH2 do làm quỳ tím chuyển màu xanh.
- Đun nhẹ dung dịch nhận ra anbumin do có hiện tượng đông tụ.
- Hai dung dịch còn lại cho tác dụng NaOH nhận ra CH3COONH4 do tạo khi mùi khai làm xanh quỳ tím ẩm.
CH3COONH4 + NaOH (to) → CH3COONa + NH3 ↑ + H2O
Glyxin có phản ứng nhưng không tạo khí :
H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O
b. Đun nhẹ các dung dịch nhận ra anbumin do có hiện tượng đông tụ.
- Dùng quỳ tím nhận ra (CH3)2NH do làm quỳ tím chuyển màu xanh.
- Dùng dung dịch Br2 nhận ra anilin do tạo kết tủa.
C6H5NH2 + 3Br2 --H2O--> 2,4,6-tribromanilin + 3HBr
Trong các cặp chất dưới đây, cặp chất nào không cùng tồn tại trong dung dịch?
Câu A. NaCl và Ba(NO3)2.
Câu B. AlCl3 và CuSO4.
Câu C. Na2CO3 và KOH.
Câu D. NaOH và NaHCO3.
Cho hỗn hợp gồm 0,896 lít Cu2S; 3,6 gam Fe3C; a mol FeS2 tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa muối sunfat và V lít hỗn hợp khí (đkc). Biết NO2 là sản phẩm khử duy nhất. Vậy giá trị của V là:
Giải
Ta có: nCu2S = 0,896 : 22,4 = 0,04 mol; nFe3C = 3,6 : 180 = 0,02 mol
Dung dịch thu được chỉ chứa muối sunfat gồm Cu2+ : 0,08 mol; Fe3+ : (0,06 + a) mol; SO42- : (0,04 + 2a) mol
BTĐT hh muối: 0,08.2 + 3.(0,06 + a) = 2.(0,04 + 2a)
→ a = 0,26 mol
BT e ta có: nNO2 = 10nCu2S + 13nFe3C + 15nFeS2 = 10.0,04 + 13.0,02 + 15.0,26 = 4,56 mol
Ta có: nCO2 = 0,02 mol
→ VCO2 = 102,592 lít
Viết các phương trình của phản ứng giữa axit 2-amino propanoic với các chất sau: NaOH, H2SO4, CH3OH có mặt khí HCl bão hòa, HNO2
Các phương trình hóa học của axit 2-aminopropanoic (alanin)
CH3CH(NH2)-COOH + NaOH → CH3CH(NH2)-COONa + H2O
CH3CH(NH2)-COOH + H2SO4 → CH3CH(NH3HSO4)-COOH + H2O
CH3CH(NH2)-COOH + CH3OH <-- khí HCl--> CH3CH(NH2)-COOCH3 + H2O
CH3CH(NH2)-COOH + HNO2 → CH3CH(OH)-COOH + H2O + N2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.