Bài toán về tính chất hóa học của peptit
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thủy phân m gam hôn hợp X gồm 1 tetrapeptit A và 1 pentapeptit B (A và B đều hở chứa đồng thời Glyxin và Alanin trong phân tử) bằng 1 lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sản phẩm cho (m+ 15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng 1 lượng oxi vừa đủ , thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi Y gồm CO2 , H2O và N2. Dần Y đi qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư, thấy khối lượng thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ , các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của B trong hỗn hợp X là:


Đáp án:
  • Câu A. 35,37%

  • Câu B. 58,92%

  • Câu C. 46,94% Đáp án đúng

  • Câu D. 50,92%

Giải thích:

- Quy đổi hỗn hợp X thành C2H3ON (a mol), -CH2 (b mol) và H2O (c mol). - Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì được hỗn hợp quy đổi gồm C2H4ONNa (a mol) và CH2 (b mol). Xét quá trình đốt cháy hỗn hợp muối ta có hệ sau: 97nNH2CH2COONa + 14nCH2 - (57nC2H3ON + 14nCH2 + 18nH2O) = ∆m; 44nCO2 + 18nH2O = m(bình Z); BT: N ® nC2H3ON = 2nN2; Þ 40a - 18c = 15,8; 102a + 62b = 56,04; a = 0,44; Þ a = 0,44; b = 0,18; c = 0,1; - Ta có: nAla = nCH2 = 0,18 mol; Þ nGly = 2nN2 - nAla = 0,26 mol; - Xét hỗn hợp X ta có : nA + nB = nH2O; 4nA + 5nB = 2nN2Þ nA + nB = 0,1; 4nA + 5nB = 0,44; Þ nA= 0,06 mol; nB = 0,04 mol; - Gọi peptit A và B lần lượt là (Gly)x(Ala)(4-x) và (Gly)y.(Ala)(5 - y) với x < 4, y < 5; Þ BT: Gly, ta có nA.x + nB.y = nGly ® 0,06x + 0,04y = 0,26; => x =3,y = 2; %mB = (0,04.M[(Gly)2.(Ala)3)])/ M(X) = (0,04.345.100) / (57.0,44 + 14.0,18 + 18.0,1) = 46,94%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Ion Ca2+ có cấu hình electron giống với cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm và ion halogen nào ? Viết cấu hình electron của chúng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ion Ca2+ có cấu hình electron giống với cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm và ion halogen nào ? Viết cấu hình electron của chúng.



Đáp án:

Cấu hình của ion Ca2+ : 1 s22s22p63s23p6. Giống cấu hình electron của nguy tử khí hiếm đứng trước nó là agon (Ar) và cấu hình electron của ion Cl-


Xem đáp án và giải thích
Bài toán hỗn hợp oxit kim loại tác dụng với dung dịch axit HCl
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho một lượng hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 tan hết trong dung dịch HCl thu được 2 muối có tỉ lệ mol là 1 : 1. Phần trăm khối lượng CuO và Fe2O3 trong hỗn hợp lần lượt là:


Đáp án:
  • Câu A. 45,38% và 54,62%

  • Câu B. 50% và 50%

  • Câu C. 54,63% và 45,38%

  • Câu D. 33,33% và 66,67%

Xem đáp án và giải thích
Cho 16,8g hỗn hợp X gồm Mg, Ca phản ứng vừa đủ với 7,84 lít hỗn hợp khí Y gồm Cl2, O2 thu được 35,8g chất rắn Z chỉ gồm các muối clorua và các oxit kim loại. Phần trăm khối lượng của Ca trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 16,8g hỗn hợp X gồm Mg, Ca phản ứng vừa đủ với 7,84 lít hỗn hợp khí Y gồm Cl2, O2 thu được 35,8g chất rắn Z chỉ gồm các muối clorua và các oxit kim loại. Phần trăm khối lượng của Ca trong X là


Đáp án:

Giải

BTKL → mX + mY(Cl2 + O2) = mZ

→ mY = mZ – mX = 35,8 – 16,8 = 19,0 gam

Ta có: nY = 0,35 mol

Đặt nCl2 = a mol, nO2 = b mol

→ a + b = 0,35 và 71a + 32b = 19

→ a = 0,2 và b = 0,15

16,8g X gồm Mg: x mol, Ca: y mol

→ 24x + 40y = 16,8

BT e => 2x + 2y = 2.0,2 + 4.0,15 = 1,0

→ x = 0,2 và y = 0,3

→ mCa = 0,3.40 = 12g

→ %mCa = 71,43%

Xem đáp án và giải thích
Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy ?


Đáp án:

Do than tác dụng chậm với O2 trong không khí tạo CO2, phản ứng này tỏa nhiệt. Nếu than chất thành đống lớn phản ứng này diễn ra nhiều, nhiệt tỏa ra được tích góp dần khi đạt tới nhiệt độ cháy của than thì than sẽ tự bốc cháy.

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn một pentapeptit A thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly, Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val a) Hãy xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A. b) Hãy chỉ ra đâu là aminoaxit đầu N, dâu là aminoaxit đầu C ở pentapeptit A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn một pentapeptit A thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly, Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val

a) Hãy xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A.

b) Hãy chỉ ra đâu là aminoaxit đầu N, dâu là aminoaxit đầu C ở pentapeptit A.


Đáp án:

a. Xác định trình tự các α-amino axit trong pentapeptit A

- Pentapeptit A gồm Gly, Ala, Val

- Thủy phân không hoàn toàn A thu được 2 đipeptit Ala-Gly và Gly-Ala và một tripeptit Gly-Gly-Val

Từ các dữ kiện trên suy ra vị trí của Ala là thứ 2 sau Gly và Val đứng ở cuối: Gly-Ala-Gly-Gly-Val

b. Amino axit đầu N là Gly; Amino axit đầu C là Val

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…