Bài toán về số mắc xích trong polime
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cao su buna - N (hay cao su nitrile; NBR) là loại cao su tổng hợp, có tính chịu dầu cao, được dùng trong ống dẫn nhiên liệu; sản xuất găng tay chuyên dụng,.... Để xác định tỉ lệ mắc xích butađien (CH=CH-CH=CH) và acrilonitrin (CH=CH-CN) trong cao su nitrile, người ta đốt mẫu cao su này trong lượng không khí vừa đủ (xem không khí chứa 20% O2 và 80% N2 về thể tích); thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, N2, H2O (trong đó CO2 chiếm 14,222% về thể tích). Tỉ lệ mắc xích butađien và acrilonitrin trong cao su nitrile là:


Đáp án:
  • Câu A. 4 : 3.

  • Câu B. 3 : 4.

  • Câu C. 5 : 4. Đáp án đúng

  • Câu D. 1 : 3.

Giải thích:

Phân tích: Đặt CT của cao su buna -N là : (C4H6)a(C3H3N)b; Ta có: (C4H6)a(C3H3N)b + (5,5a + 3,75b)O2 ® (4a + 3b)CO2 + (3a + 1,5b)H2O + 0,5bN2; nCO2/(nN2 dư + nN2 sinh ra + nCO2 + nH2O) = 14,222%; Þ nCO2/(4nO2 dư + nN2 sinh ra + nCO2 + nH2O) = 0,14222; (4a + 3b)/ [4(5,5a + 3,75b) + 0,5b + 4a + 3b + 3a + 1,5b] = 0,14222 ; Û (4a + 3b)/(29a + 20b) = 0,14222; Û a/b = 5/4; Vậy tỉ lệ mắc xích butađien và acrilonitrin trong cao su nitrile là 5 : 4 .

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Ăn mòn kim loại là gì? Có mấy dạng ăn mòn kim loại? Dạng nào xảy ra phổ biến hơn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ăn mòn kim loại là gì? Có mấy dạng ăn mòn kim loại? Dạng nào xảy ra phổ biến hơn?


Đáp án:

Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh. Đó là một quá trình hóa học hoặc quá trình điện hóa trong đó kim loại bị oxi hóa thành ion dương.

M → Mn+ + ne.

Có hai dạng ăn mòn kim loại : Ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa.

Trong hai dạng ăn mòn trên thì ăn mòn điện hóa xảy ra phổ biến hơn.

Xem đáp án và giải thích
Công thức của axit oleic là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Công thức của axit oleic là


Đáp án:

Công thức của axit oleic là C17H33COOH.

Các chất béo thường gặp:

C17H35COOH (axit stearic); C17H33COOH (axit oleic); C15H31COOH (axit panmitic)

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình hóa học của các phản ứng giữa axit 2-aminopropanoic với NaOH, H2SO4; CH3OH khi có mặt khí HCl bão hòa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học của các phản ứng giữa axit 2-aminopropanoic với NaOH, H2SO4; CH3OH khi có mặt khí HCl bão hòa.


Đáp án:

CH3-CH(NH2)-COOH + NaOH → CH3-CH(NH2)-COONa + H2O.

CH3-CH(NH2)-COOH + H2SO4 → CH3-CH(NH3HSO4)-COOH .

CH3-CH(NH2)-COOH + CH3OH + HCl <=HClbh=>CH3-CH(NH2)-COOCH3 + H2O.

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp gồm Fe dư và Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra khí NO. Muối thu được trong dung dịch là muối nào sau đây
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp gồm Fe dư và Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra khí NO. Muối thu được trong dung dịch là muối nào sau đây


Đáp án:
  • Câu A. Fe(NO3)3

  • Câu B. Fe(NO3)2

  • Câu C. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2

  • Câu D. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phản ứng sau: (1) Cu + H2SO4 đặc, nguội (2) Cu(OH)2 + glucozơ (3) Gly-Gly-Gly + Cu(OH)2/NaOH (4) Cu(NO3)2 + FeCl2 + HCl (5) Cu + HNO3 đặc, nguội (6) axit axetic + NaOH (7) AgNO3 + FeCl3 (8) Al + Cr2(SO4)3 Số phản ứng xảy ra ở điều kiện thường ?

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 7

  • Câu C. 8

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…