Bài toán nâng cao liên quan tới phản ứng đốt cháy hiđrocacbon
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí X gồm C2H6, C3H6 và C4H6. Tỉ khối của X so với H2 bằng 24. Đốt cháy hoàn toàn 0,96 gam X trong oxi dư rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A. 13,79 gam

  • Câu B. 9,85 gam

  • Câu C. 7,88 gam

  • Câu D. 5,91 gam. Đáp án đúng

Giải thích:

Hướng dẫn: MX = 48, nên công thức chung của X là C3,5H6; nCO2 = 3,5nX = 0,07 mol; Ta có: n(Ba(OH)2) = 0,05 mol; nBaCO3 = 0,03 mol; nBa(HCO3)2 = 0,02 mol; Þ m= 0,03 x 197 = 5,91 g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho công thức hóa học của các chất sau: a) Khí nitơ N2; b) Khí amoniac NH3; c) Axit clohiđric HCl. d) Muối kẽm sunfat ZnSO4. Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho công thức hóa học của các chất sau:

a) Khí nitơ N2;

b) Khí amoniac NH3;

c) Axit clohiđric HCl.

d) Muối kẽm sunfat ZnSO4.

Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất.


Đáp án:

a) Từ công thức hóa học của khí nitơ N2 biết được:

- Khí nitơ do nguyên tố nitơ tạo ra.

- Có 2 nguyên tử nitơ trong một phân tử.

- Phân tử khối bằng: 2.14 = 28 (đvC).

b) Từ công thức hóa học của amoniac NH3 biết được:

- Amoniac do hai nguyên tố N và H tạo ra.

- Có 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử H trong một phân tử.

- Phân tử khối bằng: 14 + 3.1 = 17 (đvC).

c) Từ công thức hóa học của axit clohiđric HCl biết được:

- Axit clohiđric do hai nguyên tố H và Cl tạo ra.

- Có 1 nguyên tử H và 1 nguyên tử Cl trong một phân tử.

- Phân tử khối bằng: 1 + 35,5 = 36,5 (đvC).

d) Từ công thức hóa học của kẽm sunfat ZnSO4 biết được:

- Kẽm sunfat do 3 nguyên tố Zn, S và O tạo ra.

- Có 1 nguyên tử kẽm, 1 nguyên tử lưu huỳnh và 4 nguyên tử oxi trong một phân tử.

- Phân tử khối bằng: 65 + 32 + 16.4 = 161 (đvC).

Xem đáp án và giải thích
Ứng dụng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Để xác định glucozơ trong nước tiểu của người bị bệnh đái tháo đường người ta dùng:

Đáp án:
  • Câu A. natri hidroxit

  • Câu B. đồng (II) hidroxit

  • Câu C. Axit axetic

  • Câu D. đồng (II) oxit

Xem đáp án và giải thích
Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?


Đáp án:

nCu = 0,12 mol

nH+ = 0,32 mol ; nNO3- = 0,12 mol; nSO42- = 0,1 mol

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

0,12      0,32       0,12

0,12      0,32       0,08       0,12

0            0             0,04

mmuối = mCu2+ + mSO42- + mNO3- dư = 19,76 gam

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 23,76 gam hỗn hợp gồm FeCl2, Cu và Fe(NO3)2 vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào X thấy lượng AgNO3 phản ứng là 98,6 gam, thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khi NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 23,76 gam hỗn hợp gồm  FeCl2, Cu và Fe(NO3)2 vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào X thấy lượng AgNO3 phản ứng là 98,6 gam, thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và khi NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?


Đáp án:

Giải

Vì dd Y + AgNO3 thoát ra khí NO => trong Y phải có H+ dư và Fe2+

4H+ + NO3- + 3e   → NO + 2H2O

0,4                          → 0,1                   (mol)

=> nNO(1) = ∑ nNO – nNO(2) = 0,1 – 0,02 = 0,08 (mol)

BTNT N : nFe(NO3)2 = 1/2 nNO(1) = 0,08/2 = 0,04 (mol) = c  (1)

BTKL: mX = 127a + 64b +180c = 23,76  (2)

BTĐT đối với dd Z : 3(a+c) +2b = 0,56  (3)

Từ (1), (2) và (3) => a = 0,08 (mol); b = 0,1 (mol); c = 0,04 (mol)

BTNT Cl: nAgCl = nCl- = 2a+ 0,4 = 2.0,08 + 0,4 = 0,56 (mol)

BTNT Ag: nAg = ∑ nAgCl – nAgCl = 0,58 – 0,56 = 0,02 (mol)

=> Khối lượng kết tủa: m = mAgCl + mAg = 0,56.143,5 + 0,02.108 = 82,52 (g)

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích tác dụng của các việc làm sau: a) Tạo các hàng lỗ trong các viên than tổ ong. b) Quạt gió vào bếp lò khi nhóm. c) Đậy bớt cửa lò khi ủ bếp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích tác dụng của các việc làm sau:  

a) Tạo các hàng lỗ trong các viên than tổ ong.  

b) Quạt gió vào bếp lò khi nhóm.  

c) Đậy bớt cửa lò khi ủ bếp.


Đáp án:

a) Tăng diện tích tiếp xúc giữa than và không khí.

b) Tăng lượng oxi (có trong không khí) để quá trình cháy xảy ra dễ hơn.

c) Giảm lượng oxi (có trong không khí) để hạn chế quá trình cháy.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…