Cho 27,2 g hỗn hợp gồm phenyl axetat và metyl benzoat (có tỷ lệ mol là 1:1) tác dụng với 800 ml dd NaOH 0,5M thu được dd X. Cô cạn dd X thì khối lượng chất rắn thu được là (C=12, H=1, O=16, Na=23)
Câu A. 36,4
Câu B. 40,7
Câu C. 38,2 Đáp án đúng
Câu D. 33,2
nNaOH = 0,4 mol; Trong hỗn hợp có: CH3COOC6H5 và C6H5COOCH3 với cùng số mol là 0,1 mol; CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O; C6H5COOCH3 + NaOH → C6H5COONa + CH3OH; Sau phản ứng chất rắn gồm: 0,1 mol CH3COONa; 0,1 mol C6H5ONa; 0,1 mol C6H5COONa; 0,1 mol NaOH dư → mrắn = 38,2g → C
Hãy trình bày phương pháp hoá học để điều chế từng kim loại từ hỗn hợp muối sau :
a) AgNO3 và Pb(NO3)2.
b) AgNO3 và Cu(NO3)2.
c) AgNO3, Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2.
a) Ngâm lá Pb (dư) trong dung dịch hỗn hợp được Ag. Từ dung dịch Pb(NO3)2 có thể dùng phương pháp điện phân hoặc dùng kim loại mạnh hơn Pb để đẩy Pb ra khỏi dung dịch muối.
b) Ngâm lá Cu (dư) trong dung dịch hỗn hợp, được Ag và dung dịch Cu(NO3)2. Dùng phương pháp điện phân hoặc kim loại mạnh để đẩy Cu.
c) Trước hết, ngâm lá Cu (dư) trong dung dịch được Ag và dung dịch hỗn hợp hai muối là Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2. Sau đó ngâm lá Pb (dư) trong dung dịch hỗn hợp, được Cu và dung dịch Pb(NO3)2. Từ dung dịch Pb(NO3)2 có thể điều chế Pb bằng phương pháp điện phân hoặc dùng kim loại mạnh để đẩy Pb.
Cho 11,36 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối. Giá trị của m là gì?
Quy đổi hỗn hợp về Fe (x mol) và O (y mol)
⇒ 56x + 16y = 11,36 mol (1)
Bảo toàn e: 3nFe = 2nO + 3 nNO
⇒ 3x – 2y = 0,18 (2)
⇒ Từ (1)(2) ⇒ x = 0,16; y = 0,15
NO3- = ne cho = 3nFe = 0,48
mmuối = mFe + mNO3- = 0,16.56 + 0,48.62 = 38,72g
So với nguyên tử canxi, nguyên tử kali có
Câu A. bán kính nguyên tử lớn hơn và độ âm điện nhỏ hơn.
Câu B. bán kính nguyên tử lớn hơn và độ âm điện lớn hơn.
Câu C. bán kính nguyên tử nhỏ hơn và độ âm điện nhỏ hơn.
Câu D. bán kính nguyên tử nhỏ hơn và độ âm điện lớn hơn.
Hỗn hợp khí A chứa propan và một amin đơn chức. Lấy 6 lít A trộn với 30 lít oxi rồi đốt. Sau phản ứng thu được 43 lít hỗn hợp gồm hơi nước, khí cacbonic, nitơ và oxi còn dư. Dẫn hỗn hợp này qua H2SO4 đặc thì thể tích còn lại 21 lít, sau đó cho qua dung dịch NaOH dư thì còn lại 7 lít. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và tên của amin trong hỗn hợp A.
Hỗn hợp gồm hơi nước, khí cacbonic, nitơ và oxi còn dư. Dẫn hỗn hợp này qua H2SO4 đặc thì thể tích còn lại 21 lít, sau đó cho qua dung dịch NaOH dư thì còn lại 7 lít.
nH2O+H2SO4→H2SO4.nH2O
NaOH+CO2→Na2CO3+H2O
Thể tích hơi nước : 43 - 21 =22 (lít)
Thể tích CO2: 21 - 7 = 14 (lít)
Để tạo ra 22 lít hơi nước cần 11 lít O2 (vì để tạo ra 1 mol H2O cần 0,5 mol O2)
Để tạo ra 14 lít CO2 cần 14 lít O2 (vì để tạo ra 1 mol CO2 cần 1 mol O2) Thể tích O2 đã tham gia phản ứng là: 14 + 11 = 25 (lít)
Thể tích O2 còn dư : 30- 25 = 5 (lít)
Thể tích N2 : 7 - 5 = 2 (lít)
Thể tích CxHyN = 2.VN2 = 4 (lít)
Thể tích C3H8 = 6-4 = 2 (lít)
Khi đốt 2 lít C3H8 thu được 6 lít CO2và 8 lít hơi nước. Vậy khi đốt 4 lít CxHyN thu được 14-6 = 8 (lít) CO2 và 22 - 8 = 14 (lít) hơi nước.
Công thức phân tử của amin là C2H7N.
Các công thức cấu tạo : CH3 - CH2 - NH2 (etylamin) ; CH3 - NH - CH3 (đimetylamin)
Cho m gam Al2O3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thì có 0,3 mol NaOH đã phản ứng. Giá trị của m là
nAl2O3= 2nNaOH
=> n Al2O3 = 0,3:2 =0,15 mol
=> m = 15,3 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.