Thủy phân 119,7 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 92%, thu được sản phẩm chứa m gam glucozơ. Giá trị của m là: (cho H = 1, C = 12, O = 16)
Câu A. 57,96. Đáp án đúng
Câu B. 59,76.
Câu C. 63,00.
Câu D. 68,48.
Đáp án A; Phân tích: n(saccarozo) = 0,35 mol; Khi thủy phân saccarozơ ta thu được glucozơ và fructozơ nên n(glucozo ) = 0,92.0,35 = 0,322 mol; Vậy khối lượng glucozơ được tạo thành sau phản ứng thủy phân là: m = 57,96 gam.
Thủy phân hoàn toàn 4,34 gam tripeptit mạch hở X (được tạo nên từ hai α-amino axit có công thức dạng ) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 6,38 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 4,34 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Tìm m?
Gọi số mol tripeptit là x mol ⇒ nNaOH pư = 3x, nH2O = x mol
Bảo toàn khối lượng ⇒ 4,34 + 40.3x = 6,38 + 18x ⇒ x= 0,02 mol
Khi thủy phân X bằng dung dịch HCl dư ⇒ mmuối = mX + mHCl + mH2O
⇒ mmuối = 4,34 + 0,02.3. 36,5 + 0,02.2 . 18 = 7,25 gam
Tiến hành hai thí nghiệm sau :
- Thí nghiệm 1 : Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M.
- Thí nghiệm 2 : Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Lập biểu thức biểu diễn mối quan hộ giữa V1 và V2.
Do Fe dư nên cả hai trường hợp muối đều phản ứng hết.
Thí nghiệm 1: khối lượng rắn thu được là:
m1 = m+ (64-56).V1(gam)
Thí nghiệm 2 : khối lượng rắn thu được là:
mà m1= m2 ⟹ V1=V2
Tính số mol của 3.1023 phân tử nước?
Số mol của 3.1023 phân tử nước là:
n = A/N = 0,5 mol.
a) Hãy giải thích vì sao kim loại có tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim.
b) Vì sao tính dẫn nhiệt của kim loại luôn luôn đi đôi với tính dẫn điện ? Vì sao khi nhiệt độ tăng lên thì khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt của kim loại giảm đi ?
a) - Kim loại có tính dẻo vì các ion dương trong mạng tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau dễ dàng mà không tách nhau ra khỏi nhau nhờ những e chuyển động tự do dính kết chúng với nhau
- Kim loại có tính dẫn điện vì trong kim loại có các e chuyển động tự do khi đặt hiệu điện thế vào hai đầu kim loại thì các e này sẽ chuyển động thành dòng có hướng từ âm sang dương tạo thành dòng điện
- Kim loại có tính dẫn nhiệt do sự có mặt của các e tự do trong tinh thể kim loại, các e này trong vùng nhiệt độ cao có động năng lớn chuyển động hỗn loạn sang vùng có nhiệt độ thấp hơn truyền năng lượng cho các ion dương làm nhiệt an truyền từ vùng này sang vùng khác
- Kim loại có ánh kim vì các e tự do trong tinh thể kim loại phản xạ các tia sáng nhìn thấy được
b) Các e chuyển động tự do có thể chuyển nhiệt năng nhanh chóng trong lòng kim loại và cũng chuyên chở dòng điện chạy qua các chất rắn dẫn điện do đó tính dẫn điện và dẫn nhiệt có cùng một tỷ lệ
Khi nhiệt độ tăng lên thì khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt giảm vì ở nhiệt độ cao các ion dương dao động mạnh cản trở dòng e chuyển động.
Hỗn hợp A gồm FeS2 và Cu2S. Hòa tan hoàn toàn A bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng, thu được 26,88 lít (đktc) khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch B chỉ chứa 2 muối sunfat. Khối lượng và phần trăm khối lượng của Cu2S trong hỗn hợp ban đầu là
Giải
Ta có: nNO2 = 1,2 mol
Đặt nFeS2 = a mol; nCu2S = b mol
BT e ta có: 15nFeS2 + 10nCu2S = 1,8 => 15a + 10b = 1,2 (1)
Dung dịch B chứa 2 muối sunfat nên chứa: Fe3+ : a mol, Cu2+ : 2b mol, SO42- : (2a + b) mol
BTĐT ta có: 3a + 4b = 4a + 2b
=> a – 2b = 0 (2)
Từ 1, 2 => a = 0,06 mol và b = 0,03 mol
=>m muối = 0,06.56 + 0,06.64 + 96.(0,06 + 0,06) = 18,72 g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.