Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ, no đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 20ml dung dịch NaOH 2M thu được một muối và một ancol. Đun nóng lượng ancol thu được với axit H2SO4 đặc ở 170°C thu được 0,015 mol anken (là chất khí ở điều kiện thường). Nếu đốt cháy lượng X như trên rồi cho sản phẩm qua bình đựng CaO dư thì khối lượng bình tăng 7,75 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây đúng ?
Câu A. Khối lượng của chất có phân tử khối lớn hơn trong X là 2,55 gam
Câu B. Tổng phân tử khối của hai chất trong X là 164.
Câu C. Thành phần trăm khối lượng các chất trong X là 49,5% và 50,5%. Đáp án đúng
Câu D. Một chất trong X có 3 công thức cấu tạo phù hợp với điều kiện bài toán.
- Khi đốt cháy X có nCO2 = nH2O ® 44nCO2 + 18nH2O = m(bình tăng) ® 44a + 18a = 7,75 ® a = 0,125 mol; - Xét quá trình X tác dụng với NaOH : + Nhận thấy rằng, nNaOH > n(anken) , trong X chứa 1 este và 1 axit. Khi dehirat hóa ancol thì : ® neste = nAncol = 0,015 mol; Þ nAxit(B) = nX - nEste = 0,025 mol; - Gọi CA và CB lần lượt là số nguyên tử C của este A và axit B (với CA ≥ 3, CB ≥ 1); ® nA.CA + nB.CB = nCO2 ® 0,015CA + 0,025CB = 0,125; Þ CA = 5 và CB = 2 (thỏa); Vậy A là C5H10O2, B là C2H4O2; A. Sai, Độ chênh lệch khối lượng giữa A và B là: ∆m = 102nA - 60nB = 0,03(g); B. Sai, Tổng khối lượng phân tử khối của A và B là 162. C. Đúng, %mA = (102nA.100%)/ (102nA + 60nB) = 50,5% Þ %mB = 49,5%; D. Sai, Este A có 7 đồng phân tương ứng là: CH3COO-C3H7 (2 đồng phân) ; HCOO-C4H9 (4 đồng phân) ; C2H5COOC2H5 (1 đồng phân) và axit B chỉ có 1 đồng phân là CH3COOH.
Magie photphua có công thức là gì?
Magie photphua có công thức là Mg3P2
Phát biểu nào sau đây đúng?
Câu A. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh
Câu B. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng HCl
Câu C. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước
Câu D. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm
Vì sao khi mở bình nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thoát ra?
Nước ngọt không khác nước đường mấy chỉ có khác là có thêm khí cacbonic CO2. Ở các nhà máy sản xuất nước ngọt, người ta dùng áp lực lớn để ép CO2 hòa tan vào nước. Sau đó nạp vào bình và đóng kín lại thì thu được nước ngọt.
Khi bạn mở nắp bình, áp suất bên ngoài thấp nên CO2 lập tức bay vào không khí. Vì vậy các bọt khí thoát ra giống như lúc ta đun nước sôi. Về mùa hè người ta thường thích uống nước ngọt ướp lạnh. Khi ta uống nước ngọt vào dạ dày, dạ dày và ruột không hề hấp thụ khí CO2. Ở trong dạ dày nhiệt độ cao nên CO2 nhanh chóng theo đường miệng thoát ra ngoài, nhờ vậy nó mang đi bớt một nhiệt lượng trong cơ thể làm cho người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Ngoài ra CO2 có tác dụng kích thích nhẹ thành dạ dày, tăng cường việc tiết dịch vị, giúp nhiều cho tiêu hóa.
Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(a) X + 2NaOH X2 + X + H2O;
(b) X2 + H2SO4→X3 + Na2SO4;
(c) nX3 + nX4 → nilon-6,6 + 2nH2O;
(d) 2X2 + X3 →X5 + 2H2O
Phân tử khối của X5 là?
Phân tử khối của X5 là 202.
X: HCOOC[CH2]4COOC2H5; X1: NaCOOC[CH2]4COONa
X2: C2H5OH; X3: HCOOC[CH2]4COOH
X4: H2N[CH2]6NH2 X5: C2H5COOC[CH2]4COOC2H5
Từ 6,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là
C6H7O2(OH)3 + 3HNO3 → C6H7O2(ONO2)3+ 3H2O
m = (16,2.297.90) : (162.100) = 26,73g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.