Bài toán liên quan tới phản ứng nhiệt nhôm (Cr2O3 + Al)
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Nung hỗn hợp bột gồm 15,2g Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 23,3g hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng với axit HCl dư thấy thoát ra V lit khí H2 (đktc). Giá trị của V là :


Đáp án:
  • Câu A. 10,08

  • Câu B. 4,48

  • Câu C. 7,84 Đáp án đúng

  • Câu D. 3,36

Giải thích:

Bảo toàn khối lượng : mAl + mCr2O3 = mX => nAl = 0,3 mol ; nCr2O3 = 0,1 mol Phản ứng : 2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr ; Sau phản ứng có : nCr = 0,2 mol ; nAl = 0,1 mol là phản ứng với axit tạo H2 ; Cr + 2HCl → CrCl2 + H2; Al + 3HCl → AlCl3 + 1,5H2 ; => nH2 = nCr + nAl.1,5 = 0,35 mol => VH2 = 7,84 lit

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Axit citric
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho phản ứng oxi hóa – khử: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O Tổng hệ số cân bằng của phản ứng là

Đáp án:
  • Câu A. 31

  • Câu B. 20

  • Câu C. 24

  • Câu D. 55

Xem đáp án và giải thích
So sánh chất béo và este về: thành phần nguyên tố, đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh chất béo và este về: thành phần nguyên tố, đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất?


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra haonf toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 5. Tỉ lệ a:b bằng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra haonf toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 5. Tỉ lệ a:b bằng bao nhiêu?


Đáp án:

Fe + S to → FeS

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S; Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

MZ = 5.2 = 10; Chọn 1 mol Z

⇒ nH2 + nH2S = 1

2nH2 + 34nH2S=10

⇒ nH2 = 0,75 ; nH2S = 0,25

nFeS = nH2S = 0,25 mol; nFe (dư) = nH2 = 0,75 mol

⇒ nFe(bđ) = 0,25 + 0,75 = 1 (mol) ⇒ nS(bđ) = 0,25.100/50 = 0,5 (mol)

⇒ a : b = 1 : 0,5 = 2 : 1

Xem đáp án và giải thích
Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố trong nhóm IA: Li, Na, K, Rb, Cs. Hãy sắp xếp các nguyên tố đó theo chiều giảm dần của bán kính nguyên tử, giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố trong nhóm IA: Li, Na, K, Rb, Cs. Hãy sắp xếp các nguyên tố đó theo chiều giảm dần của bán kính nguyên tử, giải thích.


Đáp án:

Cấu hình electron của các nguyên tố nhóm IA:

Li (Z = 3): ls22s1.

Na (Z = 11): ls22s22p63s1.

K (Z = 19): ls22s22p63s23p64s1

Rb (Z = 37): ls22s22p63s23p63d104s2 4p65s1;

Cs (Z = 35): ls22s22p63s23p63d104s2 4p64d105s25p6s1:

Các nguyên tố này dều thuộc nhóm IA.

Theo quy luật biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm A thì bán kính nguyên tử của các nguyên tố này giảm dần theo thứ tự:

RCs > RRb > RK > RNa > RLi

Xem đáp án và giải thích
Số thí nghiệm tạo thành kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Al vào dung dịch FeCl3 dư. (b) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2. (c) Nhiệt phân Cu(NO3)2. (d) Đốt nóng FeCO3 trong không khí. (e) Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…