Bài toán liên quan tới phản ứng lên men glucozơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho m gam glucozo lên men thành ancol etylic với hiệu suất 60%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được 30 gam kết tủa. Giá trị của m là (H=1; O=16; Ca=40; C=12)


Đáp án:
  • Câu A. 45 Đáp án đúng

  • Câu B. 22,5

  • Câu C. 11,25

  • Câu D. 14,4

Giải thích:

nCO2 = nCaCO3 = 0,3 mol; C6H12O6 → 2CO2; → nC6H12O6 = 0,15 mol → Thực tế cần dùng: n = 0,15.100/60 = 0,25 mol → m = 45 g → A

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cacbon có tính chất hóa học chủ yếu nào? Lấy các thí dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cacbon có tính chất hóa học chủ yếu nào? Lấy các thí dụ minh họa.


Đáp án:

 Tính chất hóa học đặc trưng của cacbon là tính khử và tính oxi hóa.

Tính khử: C+ O2  --t0--> CO2

Tính oxi hóa:  C  + H2  --t0--> CH4

Xem đáp án và giải thích
Mô tả sự hình thành các liên kết trong phân tử HCl, C2H4, CO2, N2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Mô tả sự hình thành các liên kết trong phân tử HCl, C2H4, CO2, N2.


Đáp án:

- Phân tử HCl: Obian ls chứa electron độc thân của nguyên tử hiđro xen phủ với obitan 3p chứa electron độc thân của nguyên tử clo, tạo thành một liên kết σ.

- Phân tử C2H4: Trong phân tử etilen (C2H4) mỗi nguyên tử cacbon có sự lai hóa sp2. Các obitan lai hóa tạo một liên kết σ giữa hai nguyên tử cacbon và hai liên kết σ với hai nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử cacbon còn một obitan p không tham gia lai hóa sẽ xen phủ bên với nhau tạo liên kết π. Liên kết giữa hai nguyên tử cacbon là liên kết đôi.

- Phân tử CO2: Phân tử CO2 có dạng đường thẳng, nguyên tử cacbon lai hóa sp. Hai obitan lai hóa chứa electrón độc thân của nguyên tử c xen phủ trục với 2 obitan 2p chứa electrón độc thân của 2 nguyên tử oxi, tạo thành 2 liên kết σ. Hai obitan 2p không lai hóa của nguyên tử cacbon có chứa electron độc thân xen phủ bên với 2 obitan 2p chứa electron độc thân còn lại của 2 nguyên tử oxi, tạo nên 2 liên kết π.

- Phân tử N2: Mỗi nguyên tử nitơ có 3 electron độc thân nằm trên 3 obitan 2p; 2 obitan 2p của hai nguyên tử nitơ xen phủ trục, tạo nên 1 liên kết σ. Các obitan p còn lại xen phủ bên với nhau từng đôi một tạo nến 2 liên kết K. Như vậy, 2 nguyên tử nitơ liên kết với nhau bằng một liên kết σ và 2 liên kết π.

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là?


Đáp án:

Khi Y nặng hơn không khí ⇒ Y là CH3NH2, X là muối amoni

Dung dịch Z làm mất màu Br2 ⇒ Z chứa CH2=CH-COONa

CH2=CH-COOH3NCH3 + NaOH→ CH2=CH-COONa + CH3NH2 + H2O

m = (10,3 : 103). 94 = 9,4g

Xem đáp án và giải thích
Bảng trên là khối lượng riêng của một số chất, ghi trong điều kiện thong thường. Chất Khối lượng riêng (g/cm3) Đồng 8,92 Kẽm 7,14 Nhôm 2,70 Khí oxi 0,00133 Khí Nito 0,00117 Em có nhận xét gì về khối lượng riêng của các chất rắn so với các chất khí? Hãy giải thích vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bảng trên là khối lượng riêng của một số chất, ghi trong điều kiện thong thường.

Chất Khối lượng riêng (g/cm3)
Đồng 8,92
Kẽm 7,14
Nhôm 2,70
Khí oxi 0,00133
Khí Nito 0,00117

   Em có nhận xét gì về khối lượng riêng của các chất rắn so với các chất khí? Hãy giải thích vì sao?


Đáp án:

Khối lượng riêng của các chất rắn lớn hơn khối lượng riêng của các chất khí. Vì chất ở trạng thái khí các phân tử ở rất xa nhau có khoảng cách rất lớn giữa các phân tử nên khối lượng riêng của chất khí sẽ nhỏ hơn chất rắn.

 

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn 7,02 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ trong dung dịch H2SO4 thu được dung dịch Y. Trung hòa hết lượng axit trong dung dịch Y rồi cho phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 8,64 gam Ag. Phần trăm về khối lượng của saccarozơ trong hỗn hợp X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:
Thủy phân hoàn toàn 7,02 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ trong dung dịch H2SO4 thu được dung dịch Y. Trung hòa hết lượng axit trong dung dịch Y rồi cho phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 8,64 gam Ag. Phần trăm về khối lượng của saccarozơ trong hỗn hợp X là

Đáp án:

Đặt a; b là số mol của glucozơ và saccarozơ mX = 180a + 342b =7,02
nAg = 2a + 4b = 0, 08
=>a = 0, 02; b = 0, 01
%mSac = 48, 72%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…