Câu A. 7,09 Đáp án đúng
Câu B. 5,92
Câu C. 6,53
Câu D. 5,36
Alcol cùng dãy có M trung bình < 46 => có CH3OH nNaOH = 0,1 mol; nHCl = 0,02 mol. Quy đổi X thành: CnH(2n+2-2k)O4 : 0,04 mol CmH(2m+2)O: 0,05 mol H2O: -x mol => nCO2 = 0,04n + 0,05m = 0,19 mol. => 4n + 5m = 19 Do n ≥ 2 & 14m + 18 < 46 => m<2 Vậy n =3 và m=1,4 là nghiệm duy nhất Vậy acid là: CH2(COOH)2 Y gồm: CH2(COONa)2: 0,04 mol và NaCl: 0,02 mol mY = 7,09 g.
Cân lấy 10,6g Na2CO3 cho cốc chia độ có dung tích 0,5 lít. Rót từ từ nước cất vào cốc cho đến vạch 200ml. Khuấy nhẹ cho Na2CO3 tan hết, ta được dung dịch. Biết 1ml dung dịch này cho lượng là 1,05g.
Hãy xác định nồng độ phần trăm (C%) và nồng độ mol/l của dung dịch vừa pha chế được.
Nồng độ % của dung dịch Na2CO3.
Mdd = V.d = 200 x 1,05 = 210g dung dịch Na2CO3.
C% Na2CO3 = (10,6/210).100% = 5,05%
Nồng độ mol/l của dung dịch.
200ml = 0,2l.
nNa2CO3 = 0,1 mol
=> CM = 0,5M
A và B là hai nguyên tố đều có cùng số electron ở lớp ngoài cùng và là nguyên tố s hoặc p. biết rằng tổng số proton trong A và B là 32, A có ít hơn B một lớp electron. Số electron lớp ngoài cùng của A và B là bao nhiêu?
Nếu A và B cùng là nguyên tố s hoặc p.
Nếu A ít hơn B 1 lớp electron thì A có thể ít hơn B là 2 hoặc 8 hoặc 18 electron.
Nếu eB - eA = 2 và eB + eA = 32.
⇒ eB = 17 và eA = 15 ( loại vì 2 nguyên tố này có cùng lớp electron).
Nếu eB - eA = 8 và eB + eA = 32 ⇒ eB = 20 và eA = 12 (chọn).
Nếu eB - eA = 18 và eB + eA = 32 ⇒ eB = 25 và eA = 7(loại vì 2 nguyên tố này khác nhau 2 lớp electron).
Vậy A và B có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
Công thức hóa học của một số hợp chất của nhôm viết như sau: AlCl4; AlNO3; Al2O3 ; AlS; Al3(SO4)2; Al(OH) 2; Al2(PO4) 3.
Biết rằng trong các số này chỉ một công thức đúng và S có hóa trị II hãy sửa lại những công thức sai.
- Công thức hóa học đúng là Al2O3.
- Các công thức còn lại là sai. Sửa lại cho đúng:
AlCl3; Al(NO3)3; Al2S3; Al2(SO4)3; Al(OH)3; AlPO4.
Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Fe và FeCO3 trong lượng dư dung dịch HCl được 4,48 lít hỗn hợp hai khí (ở đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 11,5. Giá trị của m là
Khí gồm H2 (0,1) và CO2 (0,1)
=> nFe = FeCO3 = 0,1 mol
=> m = 17,2g
Liên kết kim loại là gì? So sánh với liên kết ion và liên kết cộng hóa trị?
Liên kết kim loại là liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do và các ion dương, kết dính các ion dương kim loại với nhau.
So sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hóa trị:
+ Liên kết cộng hóa trị: sự dùng chung electron giũa hai nguyên tử tham gia liên kết.
+ Liên kết kim loại: sự dùng chung electron toàn bộ electron trong nguyên tử kim loại.
So sánh liên kết kim loại với liên kết ion.
+ Liên kết ion: do lực hút tĩnh điện giữa hai ion mang điện tích trái dấu.
+ Liên kết kim loại: lực hút tĩnh điện sinh ra do các electron tự do trong kim loại và ion dương kim loại.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.