Bài toán khối lượng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nung hỗn hợp gồm m gam Al và 0,04 mol Cr2O3 một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl đặc, nóng, vừa đủ (không có không khí) thu được 0,1 mol khí H2 và dung dịch Y. Y phản ứng tối đa với 0,56 mol NaOH (biết các phản ứng xảy ra trong điều kiện không có không khí). Giá trị m là:

Đáp án:
  • Câu A. 1,62.

  • Câu B. 2,16. Đáp án đúng

  • Câu C. 2,43.

  • Câu D. 3,24.

Giải thích:

Chọn B. - Khi cho hỗn hợp rắn X tác dụng với HCl thì : nHCl = 2nH2 + 2nO(trong X) = 2.0,1 + 2.0,04.3 = 0,44 mol. - Dung dịch Y gồm AlCl3 (x mol). CrCl3 (y mol), CrCl2 (z mol) khi cho tác dụng tối đa với 0,56 mol NaOH thì: 4nAl3+ + 4nCr3+ + 2nCr2+ = nOH- => 4x + 4y + 2z = 0,56 (1). và BT Cr: y + z = 0,08 mol và BT Cl: 3x + 3y + 2z = 0,44 (2); - Từ 1 và 2 => suy ra x = 0,08 mol => mAl = 27.0,08 = 2,16 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được?


Đáp án:
  • Câu A. HCl trong C6H6 (benzen)

  • Câu B. CH3COONa trong nước

  • Câu C. Ca(OH)2 trong nước

  • Câu D. NaHSO4 trong nước

Xem đáp án và giải thích
Trộn 0,25 mol bột Al với 0,15 mol bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ có phản ứng khử Fe2O3 về Fe) thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, m gam chất rắn khan Z và 0,15 mol H2. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và giá trị của m
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 0,25 mol bột Al với 0,15 mol bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ có phản ứng khử Fe2O3 về Fe) thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, m gam chất rắn khan Z và 0,15 mol H2. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và giá trị của m


Đáp án:

 nAl dư = 2nH2/ 3 = 0,1 mol

    ⇒ H = (0,25 – 0,1)/0,25 .100% = 60%

2Al  + Fe2O3  ---> Al2O3 + 2Fe

0,15

⇒ mZ = 160.(0,15 – 0,075) + 56.0,15 = 20,4 g

Xem đáp án và giải thích
So sánh kim loại Mg và Ca về các mặt: a)   Cấu hình electron của nguyên tử. b)   Tác dụng với nước. c)   Phương pháp điều chế các đơn chất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh kim loại Mg và Ca về các mặt:

a)   Cấu hình electron của nguyên tử.

b)   Tác dụng với nước.

c)   Phương pháp điều chế các đơn chất.





Đáp án:

a) Cấu hình electron : Mg : [Ne]3s2; Ca : [Ar]4s2

b) Tác dụng với nước : Ca tác dụng với nước ở điều kiện thường còn Mg không tác dụng.

c) Phương pháp điều chế : Cả Ca và Mg đều được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy hai muối MgCl2 và CaCl2.




Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 12,4 gam hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của kim loại hóa trị II và hóa trị III vào H2SO4 loãng; dư thu được 1,12 lít khí ở đktc. Tính khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dung dịch
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 12,4 gam hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của kim loại hóa trị II và hóa trị III vào H2SO4 loãng; dư thu được 1,12 lít khí ở đktc. Tính khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dung dịch


Đáp án:

   Khi thay thế 1 mol muối cacbonat bằng muối sunfat của cùng một kim loại. Khối lượng muối kim loại tăng lên là: 96 - 60 = 36g

    nCO2 = 1,12/22,4 = 0,05 mol

    Δm = 0,05.36 = 2,8 (g)

    mmuối = 12,4 + 1,8 = 14,2 (g)

Xem đáp án và giải thích
Những khí thải (CO2, SO2 ...) trong quá trình sản xuất gang, thép có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh? Dẫn ra một số phản ứng để giải thích. Thử nêu biện pháp để chống ô nhiễm môi trường ở khu dân cư gần cơ sở sản xuất gang thép.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những khí thải (CO2, SO2 ...) trong quá trình sản xuất gang, thép có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh? Dẫn ra một số phản ứng để giải thích. Thử nêu biện pháp để chống ô nhiễm môi trường ở khu dân cư gần cơ sở sản xuất gang thép.


Đáp án:

Những khí thải trong quá trình luyện gang, thí dụ như SO2, CO2 ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

– Khí SO2 gây ô nhiễm không khí, độc hại cho con người và động thực vật.

– Làm cho nồng độ axit trong nước mưa cao hơn mức bình thường.

    SO2 + H2O → H2SO3

    H2SO3 tiếp tục bị oxi hóa thành H2SO4.

    CO2 + H2O → H2CO3

Biện pháp chống ô nhiễm môi trường:

– Xây dựng hệ thống liên hoàn xử lí khí thải độc hại trước khi đưa khí thải ra ngoài không khí.

– Trồng vành đai xanh để háp thụ khí CO2.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…