Câu A. 80,0
Câu B. 44,8.
Câu C. 64,8. Đáp án đúng
Câu D. 56,0.
Hướng dẫn giải: Ta có phương trình phản ứng : CaCO3 → CaO + CO2 ↑ . → nCaO = 0,8 kmol → mCaO = 0,8.56 = 44,8 kg. mchất rắn = 44,8 + 20 = 64,8kg. Chú ý: 20kg là khối lượng tạp chất trơ ở dạng rắn. → Đáp án C.
Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), sinh ra 0,448 lít khí (ở đktc). Kim loại M là gì?
Công thức muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M là M2CO3 và MHCO3.
Phương trình phản ứng hóa học :
M2CO3 + 2HCl → 2MCl + CO2 + H2O
MHCO3 + HCl → MCl + CO2 + H2O
Theo các phản ứng ta thấy: Tổng số mol hỗn hợp muối = số mol của CO2 = 0,02 mol.
Gọi khối lượng mol trung bình của hai muối là M,
ta có: M + 61 < M < 2M + 60 (*)
Mặt khác M = 1,9/0,02 = 95 (**)
Kết hợp giữa (*) và (**) ⇒ 17,5 < M < 34 ⇒ Kim loại M là Na.
Thế nào là phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách? Cho thí dụ minh hoạ
Phản ứng thế
Phản ứng thế là phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.
Phản ứng cộng
Phản ứng cộng là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất mới.
Phản ứng tách
Phản ứng tách là phản ứng trong đó một hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ.
Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm dipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 0,5 mol muối của glyxin và 0,4 mol muối của alanin và 0,2 mol muối của valin. Mặt khác đốt cháy m gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp O2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 78,28g. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào :
Câu A. 40
Câu B. 50
Câu C. 35
Câu D. 45
Trình bày phương pháp hóa học hãy tách riêng từng chát trong mỗi hỗn hợp sau đây?
a. Hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2.
b. Hỗn hợp lỏng: C6H6, C6H5OH và C6H5NH2.
a. Hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2
Cho hỗn hợp đi qua dung dịch HCl, CH3NH2 phản ứng với HCl bị giữ lại trong dung dịch, khí thoát ra ngoài là CH4 tinh khiết.
CH3NH2 + HCl → CH3NH2Cl
Cho NaOH vào CH3NH2Cl thu được CH3NH2
CH3NH2Cl + NaOH → CH3NH2 + NaCl + H2O
b. Hỗn hợp lỏng: C6H6, C6H5OH và C6H5NH2
cho dung dịch NaOh vào hỗn hợp lỏng trên thu được dung dịch gồm hai phần: phần tan là C6H5ONa và phần hỗn hợp còn lại là C6H5NH2 và C6H6.
Tách làm hai phần
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
Sục khí CO2 vào phần dung dịch ta thu được C6H5OH kết tủa .
C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH↓ + NaHCO3
Với hỗn hợp cho tác dụng dung dịch HCl, thu dung dịch gồm hai phần : phần tan là C6H5NH3 Cl, phần không tan là C6H6
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3 Cl
Cho dung dịch NaOH vào phần dung dịch, ta thu được C6H5NH2 kết tủa.
C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2↓ + NaCl + H2O
Bằng phương pháp hóa học. Hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn: NaCl, NaBr, NaI, HCl, H2SO4, KOH
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử:
Cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử. Ta chia thành 3 nhóm hóa chất sau:
Nhóm I: Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh: KOH
Nhóm II: Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ: HCl, H2SO4.
Nhóm III: Dung dịch không đổi màu quỳ tím: NaI, NaCl, NaBr
Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các mẫu thử ở nhóm (III)
Mẫu thử tạo kết tủa trắng là NaCl
AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3
Mẫu thử tạo kết tủa vàng nhạt là NaBr
AgNO3 + NaBr → AgBr↓+ NaNO3
Mẫu thử tọa kết tủa vàng đậm là NaI
AgNO3 + NaI → AgI↓+ NaNO3
Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các mẫu thử ở nhóm (II)
Mẫu thử nào kết tủa trắng là HCl
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
Còn lại là H2SO4
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.