Bài toán hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 6,4g hỗn hợp 2 kim loại kế tiếp thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Hai kim loại đó là:


Đáp án:
  • Câu A. Be và Mg

  • Câu B. Mg và Ca Đáp án đúng

  • Câu C. Ca và Sr(88)

  • Câu D. Sr và Ba

Giải thích:

nH2 = 4,48 : 22,4 = 0,2 mol; => nkim loại = 0,2 mol; Mkim loại = 6,4 : 0,2 = 32; Suy ra hai kim loại đó là Mg (24) và Ca (40).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tính số gam nước thu được khi cho 8,4 lít khí hiđro tác dụng với 2,8 lít oxi (các thể tích đo ở đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính số gam nước thu được khi cho 8,4 lít khí hiđro tác dụng với 2,8 lít oxi (các thể tích đo ở đktc).


Đáp án:

nH2 = 0,375 mol; nO2 = 0,125 mol

Phương trình hóa học của phản ứng tạo nước:

2H2 + O2 → 2H2O.

So sánh tỉ lệ 0,375/2 > 0,125/1 (mol). Như vậy lượng H2 dư nên tính khối lượng nước sinh ra theo oxi.

Theo phương trình trên ta có:

nH2O = 2. 0,125 = 0,25 mol.

mH2O = 0,25 .18 = 4,5g.

Xem đáp án và giải thích
Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M; lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Tìm giá trị lớn nhất của V
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M; lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Tìm giá trị lớn nhất của V


Đáp án:

Ta có: nAlCl3 = 1,5.0,2 = 0,3 mol; nAl(OH)3 = 15,6/78 = 0,2 mol

Thể tích NaOH lớn nhất khi kết tủa sinh ra cực đại, bị NaOH hòa tan 1 phần còn 15,6 (g).

 Theo phương trình phản ứng, ta có: nNaOH = 0,9 + 0,1 = 1 mol

    → VNaOH = 1/0,5 = 2 lít

Xem đáp án và giải thích
Từ hỗn hợp các kim loại Ag và Cu, hãy trình bày 3 phương pháp hóa học tách riêng Ag và Cu. Viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ hỗn hợp các kim loại Ag và Cu, hãy trình bày 3 phương pháp hóa học tách riêng Ag và Cu. Viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

3 phương pháp tách riêng Ag và Cu từ hỗn hợp:

* Hòa tan hỗn hợp bằng muối Fe(III); Cu tan còn Ag không tan, tách riêng Cu + 2Fe3+ →Cu2+ + 2Fe2+

Cho sắt kim loại vào dung dịch thu được đồng.

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

* Hòa tan hỗn hợp bằng dung dịch HCl có sục khí oxi, Cu tan còn Ag không tan: 2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2H2O

Điện phân dung dịch thu được đồng

CuCl2 (đpdd) → Cu + Cl2

* Đốt cháy hỗn hợp trong không khí, sản phẩm hòa tan bằng dung dịch HCl:

2Cu + O2 → 2CuO

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Lọc lấy Ag không tan, Phần dung dịch đem điện phân:

CuCl2 (đpdd) → Cu + Cl2

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là gì?


Đáp án:

Số mol H2 là nH2 = 0,6/2 = 0,3(mol)

PTHH : Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑ (1)

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑ (2)

Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg và Zn trong dung dịch x, y > 0

nH2 = x + y = 0,3 mol.

mhh = 24x + 65y = 15,4.

Khối lượng muối là m = x(24 + 71) + y(65 + 71)

m = 24x + 65y + 71(x + y) = 15,4 + 71.0,3 = 36,7 (g)

Xem đáp án và giải thích
Lập phương trình hóa học biểu diễn phản ứng hóa hợp của lưu huỳnh với các kim loại magie (Mg); kẽm (Zn); sắt (Fe); nhôm (Al). Biết rằng công thức hóa học của chất được tạo thành tương ứng là: MgS; ZnS; FeS; Al2S3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lập phương trình hóa học biểu diễn phản ứng hóa hợp của lưu huỳnh với các kim loại magie (Mg); kẽm (Zn); sắt (Fe); nhôm (Al). Biết rằng công thức hóa học của chất được tạo thành tương ứng là: MgS; ZnS; FeS; Al2S3


Đáp án:

S + Mg --t0--> MgS

S + Zn --t0--> ZnS

S + Fe --t0--> FeS

3S + 2Al --t0--> Al2S3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…