Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
Câu A. I, III và IV Đáp án đúng
Câu B. II, III và IV
Câu C. I, II và IV
Câu D. I, II và III
- Trong cặp điện cực: kim loại – kim loại thì kim loại nào có tính khử mạnh hơn đóng vai trò là cực âm (anot) thì kim loại đó bị ăn mòn khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li. - Trong cặp điện cực: kim loại – phi kim thường hay gặp nhất là Fe – C thì kim loại đóng vai trò là cực âm và bị ăn mòn khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li. - Do vậy các cặp hợp kim thỏa mãn là: I, III, IV.
Câu A. Metyl acrylat có tồn tại đồng phân hình học.
Câu B. Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng, ít tan trong nước nhưng tan tốt trong ancol etylic.
Câu C. Tất cả các polime là những chất rắn, đều nóng chảy tạo thành chất lỏng nhớt.
Câu D. Monome là một mắc xích trong phân tử polime.
Đốt cháy hoàn toàn 0,24g magie (Mg) trong không khí, người ta thu được 0,4g magie oxit. Em hãy tìm công thức hóa học đơn giản của magie oxit.
nMg = 0,01 mol
mO =mMgO - mMg = 0,16g => nO = 0,01 mol
Vậy trong 1 phân tử hợp chất có 0,01 mol nguyên tử Mg; 0,01 mol nguyên tử O. Có nghĩa là 1 mol nguyên tử Mg kết hợp với 1 mol nguyên tử O.
Để hòa tan hoàn toàn 20g hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần vừa đủ 700ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X và 3,36 lít H2(đktc). Cho NaOH dư vào dung dịch X rồi lấy toàn bộ kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì lượng chất rắn thu được bao nhiêu?
Ta có: nHCl hòa tan Fe = 2n H2 = 0,3 mol
nHCl hòa tan các oxit = 0,7 – 0,3 = 0,4 mol
Theo định luật bảo toàn điện tích ta có:
nO2-(oxit) = ½ n Cl- = 0,2 mol
⇒ mFe (trong X) = moxit – moxi = 20 – 0,2.16 = 16,8g
⇒ nFe = 0,3 mol
Bảo toàn nguyên tố ta có: nFe2O3 = ½ nFe = 0,15mol
⇒ mc/rắn = mFe2O3 = 0,15. 160 = 24g
Sử dụng đồ dùng bằng nhôm có ảnh hưởng gì không ?
Nhôm là kim loại có hại cho cơ thể nhất là đối với người già. Bệnh lú lẫn và các bệnh khác của người già, ngoài nguyên nhân do cơ thể bị lão hóa còn có thể do sự đầu độc vô tình của các đồ nấu ăn, đồ dựng bằng nhôm. Tế bào thần kinh trong não người già mắc bệnh nào có chứa rất nhiều ion nhôm Al3+, nếu dùng đồ nhôm trong một thời gian dài sẽ làm tăng cơ hội ion nhôm xâm nhập vào cơ thể, làm nguy cơ đến toàn bộ hệ thống thần kinh não.
Sử dụng đồ nhôm phải biết cách bảo quản, không nên đựng thức ăn bằng đồ nhôm hoặc không nên ăn thức ăn để trong đồ nhôm qua đêm, không nên dùng đồ nhôm để đựng rau trộn trứng gà và giấm…
Đun nóng 6 gam axit axetic với 6 gam ancol etylic có H2SO4 đặc làm xúc tác. Khối lượng este tạo thành khi hiệu suất phản ứng 80% là ?
Theo đề bài ta có
naxit = 0,1 mol < nancol = 0,13 mol
=> Tính hiệu suất theo axit
=> nCH3COOC2H5 = naxit.H% = 0,08 mol
=> meste = 7,04 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.