Axit X + 2H2 ---(Ni)® axit Y. Tên gọi của axit X và Y lần lượt:
Câu A. Axit oleic và axit stearic
Câu B. Axit linoleic và axit stearic Đáp án đúng
Câu C. Axit panmitic; axit oleic
Câu D. Axit linoleic và axit oleic
Axit linoleic: (C17H31COO)3C3H5; Axit stearic: (C17H35COO)3C3H5;
Thí nghiệm 1: Điều chế etyl axetat:
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm 1ml ancol etylic, 1ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt H2SO4 đặc
+ Lắc đều, đun cách thủy 5-6 phút trong nước nóng 65-70oC.
+ Làm lạnh, rót thêm vào ống nghiệm 2ml dd NaCl bão hòa
Quan sát hiện tượng
- Hiện tượng: có lớp este mùi thơm tạo thành nổi lên trên dd NaCl.
C2H5OH + CH3COOH -H2SO4, to→ CH3COOC2H5 + H2O
- Giải thích: Este gần như không tan trong nước nên chất lỏng thu được phân 2 lớp, este nhẹ nổi lên trên bề mặt.
Thí nghiệm 2: Phản ứng xà phòng hoá:
- Tiến hành TN:
+ Cho vào bát sứ 1g mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2-2,5ml dd NaOH 40%.
+ Đun sôi nhẹ và khuấy đều, thêm vài giọt nước cất
+ Sau 8 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4-5ml dd NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ.
+ Để nguội, quan sát hiện tượng.
- Hiện tượng: có lớp chất rắn nhẹ nổi lên trên mặt dd.
- Giải thích: đó là muối Na của axit béo, thành phần chính của xà phòng.
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
Thí nghiệm 3: Phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2:
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm 5 giọt dd CuSO4 + 1ml dd NaOH 10%.
+ Lắc nhẹ, gạn lớp dd để giữ kết tủa Cu(OH)2
+ Thêm 2ml dd glucozo 1%, lắc nhẹ
Quan sát hiện tượng
- Hiện tượng:
+ Lúc đầu xuất hiện kết tủa do:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
+ Nhỏ dd glucozơ vào kết tủa Cu(OH)2 bị tan cho phức đồng glucozơ, dd xanh lam.
C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + H2O
- Giải thích: Glucozo phản ứng làm tan kết tủa Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam.
Thí nghiệm 4: Phản ứng của tinh bột với iot:
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm 1-2 ml hồ tinh bột
+ Nhỏ tiếp vài giọt dd iot vào ống nghiệm
+ Đun nóng sau đó để nguội
Quan sát hiện tượng
- Hiện tượng:
Nhỏ dd iot vào hồ tinh bột → dd màu xanh ; đun nóng → mất màu ; để nguội → dd màu xanh trở lại.
- Giải thích: phân tử tinh bột hấp thụ iot tạo ra dd có màu xanh. Khi đun nóng, iot bị giải phóng ra khỏi phân tử tinh bột làm mất màu xanh tím. Khi để nguội, iot bị hấp thụ trở lại làm cho dd có màu xanh.
Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thì thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn X trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Gly-Gly; Ala-Gly; và tripeptit Gly-Val-Gly. Amino axit đầu N, amino axit đầu C của X là
Câu A. Gly, Val.
Câu B. Ala, Gly.
Câu C. Ala, Val.
Câu D. Gly, Gly.
Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành ancol etylic với hiệu suất của từng giai đoạn là 85%. Tính khối lượng ancol thu được
mtinh bột = 103.95% = 950kg
(C6H10O5)n (162n) → C6H12O6 → 2nC2H5OH (92n kg)
Hchung = 85%.85% = 72,25%
⇒ mancol = 950. 92n/162n . 72,25% = 389,8kg
Cho các kim loại sau :
kẽm ; magie ; đồng ; natri ; sắt.
a) Kim loại nào hoạt động hoá học mạnh nhất ? Cho thí dụ minh hoạ.
b) Kim loại nào hoạt động hoá học yếu nhất ? Cho thí dụ minh hoạ.
a) Kim loại hoạt động hoá học mạnh nhất là : natri.
Thí dụ : Chỉ Na phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường.
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
b) Kim loại hoạt động hoá học yếu nhất là : đồng.
Thí dụ : Các kim loại Zn, Mg, Na, Fe tác dụng với dung dịch HCl. Kim loại Cu không tác dụng.
Hoà tan a gam Fe vào dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí (ở đktc) và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D thu được m gam muối khan. Cho khối lượng muối trên vào 100ml dung dịch KMnO4 0,25M trong H2SO4, sau phản ứng hoàn toàn thu V lít khí (ở đktc). Tìm V?
nFeCl2 = nH2 = 0,1 mol; nKMnO4 = 0,025 mol
Fe2+ sẽ phản ứng trước với KMnO4 trong HCl, mà thu được khí nên Fe2+ đã phản ứng hết, tiếp là Cl-.
Bảo toàn electron có:
nFe2+ + nCl-(pu) = 5nMn+7
→ nFe2+ + 2nCl2 = 5nMn+7
→ nCl2 = (0,025.5 - 0,1):2 = 0,0125 mol
Vkhí = 0,0125.22,4 = 0,28 lít.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.