Bài tập xác đinh chất điện li
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O; C2H5OH; C12H22O11 (saccarozo); CH3COOH; Ca(OH)2; CH3COONH4. Số chất điện li là:


Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 4 Đáp án đúng

  • Câu C. 5

  • Câu D. 2

Giải thích:

Số chất điện li là KAl(SO4)2.12H2O; CH3COOH; Ca(OH)2; CH3COONH4.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm glucozơ, anđehit fomic và axit axetic cần 2,24 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm glucozơ, anđehit fomic và axit axetic cần 2,24 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là


Đáp án:

nO2 = 0,1 mol

Hỗn hợp A gồm glucozo C6H12O6 <⇒ (CH2O)2

Do đó ta quy đổi hỗn hợp A là CH2O

Phản ứng cháy:  CH2O + O2 -> CO2 + H2O

                               0,1      0,1     0,1

Khối lượng bình tăng bằng khối lượng của sản phẩm cháy (CO2, H2O)

m = mCO2 + mH2O = 0,1.44 + 0,1.18 = 6,2 gam

Xem đáp án và giải thích
Hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: a) Chưng cất dựa trên sự khác nhau về thành phần của hỗn hợp lỏng so với … tạo thành khi … hỗn hợp đó lỏng. A. Hỗn hợp rắn B. Hỗn hợp hơi C. đun nóng D. đun sôi b) Người ta thường sử dụng Phương pháp chưng cất đối với các chất có … khác nhau. Chiết dựa vào sự khác nhau về … của các chất. A. Độ tan B. nhiệt độ nóng chảy C. nhiệt độ sôi D. thành phần c) Người ta thường sử dụng Phương pháp chiết tách các chất lỏng … hoặc tách chất … ra khỏi chất rắn … A. Độ tan B. không tan C. bay hơi D. không trộn lẫn vào nhau d) Tinh chế chất rắn bằng cách kết tinh trong dung môi dựa vào … theo nhiệt độ. A. Sự thay đổi tỉ khối B. sự kết tinh C. sự thăng hoa D. sự thay đổi độ tan.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

a) Chưng cất dựa trên sự khác nhau về thành phần của hỗn hợp lỏng so với … tạo thành khi … hỗn hợp đó lỏng.

A. Hỗn hợp rắn

B. Hỗn hợp hơi

C. đun nóng

D. đun sôi

b) Người ta thường sử dụng Phương pháp chưng cất đối với các chất có … khác nhau. Chiết dựa vào sự khác nhau về … của các chất.

A. Độ tan

B. nhiệt độ nóng chảy

C. nhiệt độ sôi

D. thành phần

c) Người ta thường sử dụng Phương pháp chiết tách các chất lỏng … hoặc tách chất … ra khỏi chất rắn …

A. Độ tan

B. không tan

C. bay hơi

D. không trộn lẫn vào nhau

d) Tinh chế chất rắn bằng cách kết tinh trong dung môi dựa vào … theo nhiệt độ.

A. Sự thay đổi tỉ khối

B. sự kết tinh

C. sự thăng hoa

D. sự thay đổi độ tan.


Đáp án:

a) B, D

b) C; A

c) D; C ; B.

d) D

Xem đáp án và giải thích
Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải cung cấp Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải cung cấp không khí hoặc oxi: a) Vừa đủ. b) Thiếu. c) Dư. Hãy chọn trường hợp đúng và giải thích.khí hoặc oxi: a) Vừa đủ. b) Thiếu. c) Dư. Hãy chọn trường hợp đúng và giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải cung cấp không khí hoặc oxi:

a) Vừa đủ.

b) Thiếu.

c) Dư.

Hãy chọn trường hợp đúng và giải thích.


Đáp án:

Câu a đúng, câu b sai vì nhiên liệu không cháy hết. Câu c sai vì khi đó phải cung cấp năng lượng để làm nóng không khí dư.

Xem đáp án và giải thích
Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất khí sau: khí oxi, không khí, và hiđro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất khí sau: khí oxi, không khí, và hiđro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ?


Đáp án:

- Cho que đóm còn tàn đỏ vào từng bình chứa khí

   + Bình làm que đóm bùng cháy mãnh liệt là bình chứa oxi

   + Hai bình không hiện tượng là hai bình chứa không khí và hiđro.

- Phân biệt hai bình chứa không khí và hiđro

Dẫn lần lượt khí ở từng bình qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng

   + Nếu CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ thì khí là H2

H2 + CuO --t0--> Cu + H2O

   + Nếu không hiện tượng → không khí.

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau: + Phần 1: Tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí ( ở đktc) và 1,07g kết tủa + Phần 2: Tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66g kết tủa Tính tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X ( quá trình cô cạn chỉ có bay hơi nước)
- Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành 2 phần bằng nhau:

+ Phần 1: Tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí ( ở đktc) và 1,07g kết tủa

+ Phần 2: Tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 4,66g kết tủa

Tính tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X ( quá trình cô cạn chỉ có bay hơi nước)


Đáp án:

Phần 1:

0,672l khí là khí NH3; n NH3 = n NH4+ = 0,03 mol

1,07g kết tuả là Fe(OH)3; nFe(OH)3 = nFe3+ = 0,01 mol

Phần 2:

4,66g kết tủa là BaSO4; nBaSO4 = n SO42- = 0,02 mol

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

nCl- = 3nFe3+ + nNH4+ - 2nSO42- = 0,03 + 0,03 – 0,04 = 0,02 mol

mmuối = 2.(56.0,01 + 0,03.18 + 0,02.96 + 0,02.35,5) = 7,46g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…