Bài tập viết cấu hình electron của nguyên tử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm thổ là (n là lớp electron ngoài cùng):


Đáp án:
  • Câu A. ns2np1.

  • Câu B. ns1.

  • Câu C. ns2np2.

  • Câu D. ns2. Đáp án đúng

Giải thích:

Đáp án D Phân tích : Các kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA nên cấu hình e lớp ngoài cùng của chúng là ns2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Xác định muối clorua
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. Công thức của X là


Đáp án:
  • Câu A. FeCl2.

  • Câu B. CrCl3.

  • Câu C. MgCl2.

  • Câu D. FeCl3.

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm N2O và N2 có tỉ lệ số mol hai khí là 1: 1. Tính tổng hệ số cân bằng (là số nguyên, tối giản) của phương trình
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm N2O và N2 có tỉ lệ số mol hai khí là 1: 1. Tính tổng hệ số cân bằng (là số nguyên, tối giản) của phương trình


Đáp án:

8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O

Tổng hệ số của phương trình là: 8 + 30 + 8 + 3 + 9 = 58.

Xem đáp án và giải thích
Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu. Thể tích rượu 40° thu được (biết rượu nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 10%) là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu. Thể tích rượu 40° thu được (biết rượu nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 10%) là


Đáp án:

Glucozơ → 2C2H5OH + 2CO2

nrượu = 2nglu = 2. 2,5. 103. 80% : 180 = 22,22 mol

mrượu = 22,22. 46 : 0,8 : (40/100). 90% = 2875ml

Xem đáp án và giải thích
Tại sao cacbon monoxit cháy được, còn cacbon đioxit không cháy được trong khí quyển oxi?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao cacbon monoxit cháy được, còn cacbon đioxit không cháy được trong khí quyển oxi?


Đáp án:

CO cháy được trong O2 vì CO có tính khử và O2 có tính oxi hóa, CO2 không có tính khử nên không cháy được trong O2:

2CO           +          O2               --->  2CO2

 

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra theo các sơ đồ sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra theo các sơ đồ sau:

 


Đáp án:

a) CO2 + 2H2 → CH3OH (A)

2CH3OH + O2 → 2HCHO + 2H2O (B)

HCHO + 2[Ag(NH3)2]OH → HCOONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

Hoặc HCHO + 4[Ag(NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + 4Ag + 6NH3 + 2H2O

b) 2CH2=CH2 + O2 → 2CH3-CHO (C)

CH3-CHO + HCN → CH3-CH(OH)-CN (D)

c) C6H5-CH=CH2 + H2O → C6H5-CH(OH)-CH3 (E)

C6H5-CH(OH)-CH3 + CuO → C6H5-CO-CH3 + Cu + H2O (G)

C6H5-CO-CH3 + Br2 → C6H5-CO-CH2Br + HBr (H)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…