Chất X có công thức phân tử C2H7O3N. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH đun nóng nhẹ đều thấy khí thoát ra. Lấy 0,1 mol X cho vào dung dịch chứa 0,25 mol KOH. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được chất rắn Y, nung nóng Y đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
Câu A. 16,6 Đáp án đúng
Câu B. 18,85
Câu C. 17,25
Câu D. 16,9
Phương trình phản ứng : CH3NH3HCO3 + 2KOH ® K2CO3 + CH3NH2 + H2O
0,1 0,25 0,1 mol
m(rắn) = 138 x nK2CO3 + 56 x nKOH = 16,6g
Có thể dùng nước vôi trong để phân biệt hai khí CO2 và SO2 được không ? Tại sao ?
Không thể phân biệt được vì cả hai đều có phản ứng tạo kết tủa với Ca(OH)2 làm dung dịch vẩn đục
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 ↓ + H2O
Câu A. 8,195
Câu B. 6,246
Câu C. 7,115
Câu D. 9,876
Tích số ion của nước là gì và bằng bao nhiêu ở 25oC?
Tích số ion của nước là tích số của nồng độ H+ và nồng độ OH- ([H+][OH- ] ) trong nước và cả trong các dung dịch loãng của các chất khác nhau. Ở 25oC bằng thực nghiệm, người ta xác định được [H+] = [OH-] = 10-7 (M).
Vậy tích số ion của nước (ở 25oC) là [H+][OH-] = 10-14.
Cho a mol sắt tác dụng với 1,25a mol khí clo, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào nước, thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tìm các chất trong dd Y?
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
a mol 1,25a mol
Ta có: a/2 > (1,25a)/3 => Fe dư
Chất rắn X chứa:
nFeCl3 = 2. (1,25a/3) = 5a/6 mol; nFe dư = a - (5a/6) = a/6 mol
Khi cho X vào nước xảy ra phản ứng:
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
a/6 5a/6 mol
=> Sau phản ứng dung dịch Y có FeCl2 và FeCl3 dư.
Đốt cháy hoàn toàn 2,24g Fe, thu được 3,2g oxit sắt. Xác định công thức phân tử của oxit sắt.
Khối lượng Oxi trong oxit là: 3,2 – 2,24 = 0,96 g
nO = 0,06 mol
nFe = 0,04 mol
Tỉ lệ nFe : nO = 0,04 : 0,06 = 2:3
⇒ Trong 1 phân tử oxit có 2 nguyên tử Fe, 3 nguyên tử O ⇒ CT oxit là: Fe2O3.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.