Bài tập biện luận công thức của este hai chức
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây không đúng?


Đáp án:
  • Câu A. Chất Z không làm mất màu nước brom.

  • Câu B. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2 Đáp án đúng

  • Câu C. Chất T không có đồng phân hình học.

  • Câu D. Chất X phản ứng với H2 (Ni, t0) theo tỉ lệ mol 1 : 1.

Giải thích:

Khi đun Z với dd H2SO4 đặc thu được đimetyl ete => Z là CH3OH; Theo bài ra ta có sơ đồ: C6H8O4 + NaOH → Y + 2CH3OH; Vậy CT của X là: C2H2(COOCH3)2; CT của Y là: C2H2(COONa)2; => Đáp án B.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tìm nhận định đúng về amino axit và peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phát biểu nào sau đây đúng ?


Đáp án:
  • Câu A. Tất cả các amino axit đều lưỡng tính.

  • Câu B. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.

  • Câu C. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

  • Câu D. Trong 1 phân tử tetrapeptit có 4 liên kết peptit.

Xem đáp án và giải thích
Nêu các điểm giống và khác nhau về tính chất giữa cacbon đioxit và silic đioxit ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu các điểm giống và khác nhau về tính chất giữa cacbon đioxit và silic đioxit ?


Đáp án:

Giống nhau: đều là oxit axit

   CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

SiO2 tan chậm trong kiềm đặc nóng, tan dễ trong kiềm nóng chảy:

   SiO2 + 2NaOHn,c → Na2SiO3 + H2O

Khác nhau:

CO2 SiO2

- Tính chất vật lí:

   + Chất khí không màu

   + Tan ít trong nước

- Tính chất hóa học:

   + Có tính oxi hóa

CO2 + 2Mg → C + 2MgO

- Tính chất vật lí:

   + Chất rắn

   + Không tan trong nước

- Tính chất hóa học:

   + Tan trong axit HF

SiO2 + HF → SiF4 + 2H2O

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết chiều của phản ứng hóa học xảy ra giữa các cặp oxi hóa khử : Ag+/Ag; Al3+/Al và 2H+/H2. Giải thích và viết phương trình hóa học
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy cho biết chiều của phản ứng hóa học xảy ra giữa các cặp oxi hóa khử : Ag+/Ag; Al3+/Al và 2H+/H2. Giải thích và viết phương trình hóa học


Đáp án:

Cặp Ag+/Ag và Al3+/Al

EoAl3+/Al = -1,66 (V)

EoAg+/Ag = 0,8 (V)

Chiều của phản ứng :

Al + 3Ag+ → Al3+ + 3Ag

Cặp Ag+/Ag và 2H+/H2

EoAg+/Ag = 0,8 (V); Eo2H+/H2 = 0

⇒ Chiều của phản ứng : H2 + 2Ag+ → 2H+ + 2Ag

Cặp Al3+/Al và 2H+/H2 EoAl3+/Al = -1,66 (V); Eo2H+/H2 = 0

⇒ Chiều của phản ứng : 2Al + 6H+ → 2Al 3+ + 3H2

Xem đáp án và giải thích
Hãy nêu hiện tượng em thường gặp trong đời sống hàng ngày để chứng tỏ trong không khí có hơi nước, khi cacbonic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu hiện tượng em thường gặp trong đời sống hàng ngày để chứng tỏ trong không khí có hơi nước, khi cacbonic.


Đáp án:

  Những hiện tượng trong cuộc sống hang ngày chứng tỏ trong không khí có:

   - Hơi nước: sương mù vào mùa đông; có những giọt nước bám ngoài cốc nước lạnh,…

   - Khí cacbonic: sau khi vôi tôi một thời gian thấy có 1 lớp váng trên bề mặt nước vôi, đó là CaCO3, do trong không khí có CO2 nên đã phản ứng với sản phẩm khi vôi tôi là Ca(OH)2.

Xem đáp án và giải thích
Ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống bên cạnh các câu sau :
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống bên cạnh các câu sau :


Đáp án:

Giải thích

a) sai vì theo định nghĩa ancol thơm: phân tử có nhóm –OH liên kết với nguyên tử C no thuộc mạch nhánh của vòng benzen. VD: C6H5CH2OH

d) sai vì tính axit của dung dịch phenol rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…