a) Khối lượng mol nguyên tử là gì ? b) Hãy cho biết mối quan hệ giữa nguyên tử khối và khối lượng mol nguyên tử. Cho thí dụ cụ thể.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Khối lượng mol nguyên tử là gì ?
b) Hãy cho biết mối quan hệ giữa nguyên tử khối và khối lượng mol nguyên tử. Cho thí dụ cụ thể.



Đáp án:

a) Khối lượng mol nguyên tử (kí hiệu : ) là khối lượng tính cho 1 mol nguyên tử
Khối lượng mol nguyên tử được định nghĩa theo hệ thức sau đây :

Trong đó, n là số mol (lượng chất) có khối lượng là m (tính ra gam).
Từ hệ thức trên ta dễ dàng thấy rằng khối lượng mol có đơn vị là g/mol.

b) Nguyên tử khối là số đo của khối lượng mol nguyên tử khi khối lượng mol nguyên tử tính ra g/mol.
Thí dụ : Nguyên tử khối của H là 1,008 thì khối lượng mol của H là 1,008 g/mol.

 




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Sục V lít khí CO2 (đktc) vào bình đựng 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,0IM, thu được 1 g kết tủa. Xác định V
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sục V lít khí CO2 (đktc) vào bình đựng 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,0IM, thu được 1 g kết tủa. Xác định V



Đáp án:

Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 1 g kết tủa thì có 2 trường hợp xảy ra.

Trường hợp 1 : Phản ứng chỉ tạo ra 1 g kết tủa :

CO2 + Ca(OH)2 →CaCO3 + H2O       (1)

0,01                            0,01 (mol)

Theo đề bài : nCa(OH)2 = 0,01.2 = 0,02 (mol). Vậy Ca(OH)2 dư.

VCO2 = 22,4.0,01 = 0,224 (lít).

Trường hợp 2 : Phản ứng tạo ra nhiều hơn 1 g kết tủa, sau đó tan bớt trong CO2 dư còn lại 1 g.

CO2 + Ca(OH)2 →CaCO3+ H2O

 0,02    0,02            0,02 (mol)

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

0,01       0,01 (mol)

VCO2 = 22,4.(0,02 + 0,01) = 0,672 (lít).

 

Xem đáp án và giải thích
Hãy dùng 2 thuốc thử tự chọn để có thể phân biệt được các kim loại sau: Al, Fe, Mg, Ag. Trình bày cách nhận biết và viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy dùng 2 thuốc thử tự chọn để có thể phân biệt được các kim loại sau: Al, Fe, Mg, Ag. Trình bày cách nhận biết và viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

Có thể chọn 2 thuốc thử là axit HCl và dung dịch kiềm NaOH

    - Lấy vào mỗi ống nghiệm một ít bột kim loại đã cho.

- Nhỏ vào mỗi ống nghiệm một ít dung dịch HCl.

    Ở ống nghiệm nào không có hiện tượng gì xảy ra đó là ống đựng kim loại Ag. Phản ứng xảy ra ở các ống nghiệm còn lại.

    2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

    Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

    - Nhỏ từ từ dung dịch kiềm vào ống nghiệm chứa các dung dịch muối vừa thu được.

    Ở ống nào thấy có kết tủa tạo thành rồi lại tan ra thì đó là ống chứa muối nhôm.

    AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Al(OH)3

    Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

    Ở ống nào thấy có kết tủa màu trắng xanh, sau đó dần dần hóa nâu thì đó là ống chứa muối sắt, ta nhận ra kim loại sắt.

    FeCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Fe(OH)2↓ (trắng xanh)

    4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓ (nâu đỏ)

    Ở ống nào thấy có kết tủa màu trắng không bị biến đổi thì đó là ống chứa muối magie, ta nhậ ra kim loại Mg.

    MgCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Mg(OH)2↓ (trắng)

Xem đáp án và giải thích
Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Nhúng thanh kim loại M hoá trị II vào 1120 ml dung dịch CuSO4 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng thanh kim loại tăng 1,344 g và nồng độ CuSO4 còn lại 0,05M. Cho rằng Cu kim loại giải phóng ra bám hết vào thanh kim loại. Kim loại M là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhúng thanh kim loại M hoá trị II vào 1120 ml dung dịch CuSO4 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng thanh kim loại tăng 1,344 g và nồng độ CuSO4 còn lại 0,05M. Cho rằng Cu kim loại giải phóng ra bám hết vào thanh kim loại. Kim loại M là



Đáp án:

nCu2+ = 1,12.0,2 = 0,224 (mol); nCu2+  = 1,12.0,05 = 0,056 (mol).

=> nCu2+ pư = 0,168 mol

M    +     Cu2+  --> M2+  +  Cu (1)

0,168       0,168      0,168

Từ (1) => Δm↑ = (64 − M).0,168 = 1,344 => M = 56 (Fe)

Xem đáp án và giải thích
Bài toán liên quan tới tính chất hóa học của muối hiđrocacbonat và muối cacbonat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm hai muối R2CO3 và RHCO3. Chia 44,7 gam X thành ba phần bằng nhau: - Phần một tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 35,46 gam kết tủa. - Phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư, thu được 7,88 gam kết tủa. - Phần ba tác dụng tối đa với V ml dung dịch KOH 2M. Giá trị của V là :


Đáp án:
  • Câu A. 180

  • Câu B. 200

  • Câu C. 80

  • Câu D. 20

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…