a) Axit sunfuric đặc được dùng làm khô những khí ẩm, hãy dẫn ra một thí dụ. Có những khí ẩm không được làm khô bằng axit sunfuric đặc, hãy dẫn ra một thí dụ. Vì sao?
b) Axit sunfric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than được gọi là sự hóa than. Dẫn ra những thí dụ về sự hóa than của glocozơ, saccarozơ.
c) Sự làm khô và sự hóa than khác nhau như thế nào?
a) Axit sunfuric đặc được dùng làm khô những khí ẩm. Thí dụ làm khô khí CO2, không làm khô được khí H2S, H2, ...(do có tính khử).
H2SO4đ + H2 → SO2 + 2H2O
H2SO4đ + 3H2S → 4S + 4H2O
b) Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than:
C6H12O6 → 6C + 6H2O
C12H22O11 → 12C + 11H2O
c) Sự làm khô: chất được làm khô không thay đổi.
Sự hóa than: chất tiếp xúc với H2SO4 đặc biến thành chất khác trong đó có cacbon.
Cho 1 lượng bột Cu dư vào 200ml hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và sản phẩm khử duy nhất là NO. Cô cạn dung dịch C, khối lượng muối khan thu được bao nhiêu?
Vì chỉ sinh ra khí NO nên ta có:
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.
0,4 0,1 0,15
Nên sau khi cô cạn dung dịch X ta có: 0,15 mol Cu2+; 0,1 mol NO3-; 0,1 mol SO42-
→ mmuối khan = 25,4 gam
Để bảo quản dung dịch muối sắt (II) trong phòng thí nghiệm, người ta thường ngâm vào dung dịch đó là thanh gì?
- Trong điều kiện thường Fe2+ dễ chuyển thành Fe3+
- Khi có Fe thì: Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+
⇒ Do đó, trong dung dịch luôn có Fe2+
=> Một thanh Fe
Có dung dịch chứa các anion CO32- và SO42- .Hãy nêu cách nhận biết từng ion trong dung dịch. Viết các phương trình hóa học.
Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào mẫu thử thấy có khí thoát ra, thu khí cho vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có kết tủa trắng, khí đó là CO2, dung dịch ban đầu có chứa ion CO32-
2HCl + CO32- → CO2 ↑ + H2O + 2Cl-
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
Cho dung dịch BaCl2 vào mẫu thử thấy có kết tủa trắng là BaSO4, trong dung dịch có chứa SO42-
SO42- + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2Cl-.
Cho biết nguyên tử crom có khối lượng 52u, bán kính nguyên tử này bằng 1,28 Å. Coi khối lượng của nguyên tử tập trung trong hạt nhân. Khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử crom là bao nhiêu?
Thực tế coi nguyên tử là một quả cầu rỗng, khối lượng tập trung ở hạt nhân.
Thể tích hạt nhân là : V = 4/3 πr3= 3,76.10-39 (cm3)
Vậy khối lượng riêng của hạt nhân là :
D = m/V = (52.1,67.10-27)/(3,76.10-39 ) = 2,31.10-13 (kg/cm3)
Nhận xét nào sau đây không đúng ?
Câu A. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure.
Câu B. Liên kết peptit là liên kết –CO-NH- giữa hai đơn vị -amino axit.
Câu C. Các dung dịch Glyxin, Alanin, Lysin đều không làm đổi màu quỳ tím
Câu D. Polipeptit bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.