X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH 2M. Cho 150 ml dung dịch Y vào cốc chứa 100 ml dung dịch X, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 7,8 gam kết tủa. Thêm tiếp vào cốc 100 ml dung dịch Y, khuấy đều đến khi kết tủa phản ứng thấy trong cốc có 10,92 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của dung dịch X?
TN1: 150 ml dd Y (NaOH 2M) vào 100 ml dd X (AlCl3) → 7,8 gam kết tủa Al(OH)3
TN2: Thêm tiếp vào cốc trên 100 ml dd Y → 10,92 gam kết tủa Al(OH)3
nNaOH (1) = 0,15.2 = 0,3 mol, n↓(1) = 7,8/78 = 0,1 mol
nNaOH (2) = 0,1.2 = 0,2 mol, n↓(2) = 10,92/78 = 0,1 mol
Gọi nồng độ của AlCl3 là a M.
Theo đề bài khi cho nNaOH = nNaOH (1) + nNaOH (2) = 0,3 + 0,2 = 0,5 mol vào 0,1a mol AlCl3 thì thu được 0,14 mol kết tủa Al(OH)3.
Vì 3nAl(OH)3 < nNaOH → xảy ra sự hòa tan kết tủa.
Khi đó 4nAlCl3 = nNaOH + nAl(OH)3 ⇔ 0,4a = 0,5 + 0,14 ⇔ a = 1,6 M.
Nêu những ứng dụng của photpho. Những ứng dụng đó xuất phát từ tính chất gì của photpho?
- Ứng dụng:
+ P đỏ được dùng trong sản xuất diêm.
+ Điều chế axit photphoric, thuốc trừ sâu chứa photpho…
+ Dùng trong quân sự: sản xuất bom, đạn cháy, đạn khói…
+ Photpo còn là một nguyên tố rất cần cho con người nhất là trí thông minh, sáng tạo, phát triển xương. Cần cho cây nhất là cây ăn trái.
- Những ứng dụng đó xuất phát từ tính khử và tính oxi hoá của photpho.
Thế nào là sự chuyển dịch cân bằng? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân bằng hóa học? Chất xúc tác có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học không? Vì sao?
- Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự phá vỡ trạng thái cân bằng cũ để chuyển sang một trạng thái cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động lên cân bằng.
- Những yếu tố làm chuyển dịch cân bằng là nồng độ, áp suất và nhiệt độ.
- Chất xúc tác không có ảnh hưởng đến cân bằng hóa học, vì chất xúc tác không làm biến đổi nồng độ các chất trong cân bằng và cũng không làm biến đổi hằng số cân bằng. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch với số lần bằng nhau, nên nó có tác dụng làm cho phản ứng thuận nghịch đạt tới trạng thái cân bằng nhanh chóng hơn.
Hỗn hợp M gồm 3 este đơn chức X, Y, Z (X và Y là đồng phân của nhau, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 5,3 gam M thu được 6,272 lít CO2 (đktc) và 3,06 gam H2O. Mặt khác, khi cho 5,3 gam M tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thấy khối lượng NaOH phản ứng hết 2,8 gam, thu được ancol T, chất tan hữu cơ no Q cho phản ứng tráng gương và m gam hỗn hợp 2 muối. Tìm m
Khối lượng C = 3,36 gam; mH= 0,34 gam;
mO=5,3-3,36-0,34=1,6 gam
=> nO=0,1 mol
=> nhh=0,05
Theo đề bài nNaOH = 0,07
=> Z là este của phenol.
X: x mol; Y: y mol; Z: z mol
Ta có x+y+z=0,05
x+y+2z=0,07
=> x+y=0,03 mol; z=0,02 mol
Gọi a, b lần lượt là số C trong X, Z
BTNT C=> 0,03 a + 0,02b = 0,28
Nghiệm duy nhất: a=4, b=8
Theo đề bài khối lượng muối là = 0,05.68+0,02.130 = 6,0 gam
Cho 3,16 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số mol HCl bị oxi hóa là bao nhiêu?
nKMnO4= 3,16/158 = 0,02 (mol)
Bảo toàn electron: nHCl (bị oxi hóa) = 5nKMnO4= 5.0,02 = 0,1 (mol)
Câu A. Để khử mùi tanh của cá người ta dùng muối ăn.
Câu B. Đipeptit có 2 liên kết peptit.
Câu C. Isopropanol và N-metylmetanamin có cùng bậc
Câu D. Anilin có tính bazơ yếu và làm xanh quỳ tím ẩm.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.