Với chất điện li là hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị có cực thì cơ chế của quá trình điện li như thế nào?
- Đối với các hợp chất ion khi cho vào nước các ion dương, ion âm trên bề mặt tinh thể bị hút về chúng các phân tử nước (cation hút đầu âm và anion hút đầu dương), làm cho lực hút giữa cation và anion yếu đi đến một giai đoạn nào đó, chúng tách ra khỏi tinh thể thành ion phân tán vào nước.
⇒ Hợp chất ion tan dần. Trong dung dịch các ion này chuyển động tự do.
⇒ Dung dịch dẫn điện.
- Đối với các hợp chất có liên kết cộng hóa trị có cực khi tan trong nước do sự tương tác giữa các phân tử nước với các phân tử của hợp chất này ( những cực ngược dấu hút lần nhau) dẫn đến sự điện li của các phân tử có liên kết cộng hóa trị thành các ion dương và ion âm. Trong dung dịch các ion này chuyển động tự do ⇒ Dung dịch dẫn điện.
Sục V lít CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Tính V?
Phản ứng có thể xảy ra là:
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O (1)
2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2 (2)
Khi sục CO2 vào dung dịch Ba(OH)2, kết tủa thu được là BaCO3
Ta có: nBaCO3 = 19,7/197 = 0,1(mol) và nBa(OH)2 = 1.150/1000 = 0,15(mol)
So sánh thấy: nBaCO3 ≠ nBa(OH)2 nên có hai trường hợp:
Trường hợp 1: xảy ra phản ứng (1), tạo muối BaCO3, Ba(OH)2 còn dư:
Lúc đó: nCO2 = nBaCO3 = 0,1(mol)
Vậy: VCO2 = 0,1.22,4 = 2,24(lít)
Trường hợp 2: Xảy ra hai phản ứng, tạo muối (CO2 và Ba(OH)2 đều hết).
ở phản ứng (1): nCO2 pư(1) = nBa(OH)2 pư (1) = nBaCO3 = 0,1(mol)
⇒ nBa(OH)2 pư (2) = 0,15 - 0,1 = 0,05 (mol)
⇒ nCO2 pư (2) = 2.0,05 = 0,1(mol)
Suy ra tổng số mol CO2: nCO2 = nCO2 pư(1) + nCO2 pư(2) = 0,1 + 0,1 = 0,2(mol)
⇒ VCO2 = 0,2.22,4 = 4,48 (lít)
Làm bay hơi 7,4 gam một este A no, đơn chức thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 3,2 gam khí oxi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
a) Tìm công thức phân tử của A.
b) Thực hiện phản ứng xà phòng hóa 7,4 gam A với dung dịch NaOH để phản ứng hoàn toàn thu được sản phẩm có 6,8 gam muối. Tìm công thức cấu tạo, gọi tên A.
a. nO2 = 0,1 mol
Vì A và O2 có cùng V ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất nên nA = nO2 = 0,1 (mol)
MA = 7,4/0,1 =74 g/mol
A là este no đơn chức nên có CTPT là CnH2nO2 (n ≥ 2)
Ta có: MCnH2nO2 = 14n + 32 = 74 ⇒ n = 3
→CTPT của A là: C3H6O2
b) Gọi CTPT của A là R1COOR2
R1 COOR2 + NaOH --t0--> R1COONa + R2OH
Theo pt: nR1COONa = nA = 0,1 mol
M(R1COONa ) = 68 g/mol
M(R1COONa ) = R1 + 67 = 68 → R1 = 1
→ R1 là H (hay muối là HCOONa)
→ CTCT của A là: HCOOC2H5 (etyl format).
Sự điện li, chất điện li là gì? Những loại chất nào là chất điện li? Thế nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu? Lấy thí dụ và viết phương trình điện li của chúng?
- Sự điện li là sự phân li thành các cation (ion dương) và anion (ion âm) của phân tử chất điện li khi tan trong nước.
- Chất điện li là những chất tan trong nước và tạo thành dung dịch dẫn được điện.
- Các chất là chất điện li như axit, các bazơ, các muối tan được trong nước.
- Chất điện li mạnh là những chất khi tan trong nước các phân tử hoà tan đều phân li ra ion.
- Thí dụ:
H2SO4 → 2H+ + SO42-
KOH → K+ + OH-
Na2SO4 → 2Na+ + SO42-
- Chất điện li yếu là những chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hoà tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
- Thí dụ: H2S ⇌ H+ + HS-
Chỉ ra nội dung sai :
Câu A. Lipit động vật gọi là mỡ, lipit thực vật gọi là dầu.
Câu B. Lipit động vật thường ở trạng thái rắn, một số ít ở trạng thái lỏng.
Câu C. Lipit thực vật hầu hết ở trạng thái lỏng.
Câu D. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
Câu A. dung dịch HCl
Câu B. quỳ tím.
Câu C. dung dịch NaOH.
Câu D. kim loại natri.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.