Viết công thức phân tử của các hidrocacbon tương ứng với các gốc ankyl sau: –CH3 ; -C3H7; -C6H13
Gốc ankan | CTPT của hiđrocacbon tương ứng |
---|---|
-CH3 | CH4 |
-C3H7 | C3H8 |
-C6H13 | C6H14 |
Lấy các ví dụ minh họa ba kiểu lai hóa đã học.
Lai hóa sp (phân tử BeH2), sp2 (phân tử BF3), sp3 (phân tử CH4).
Trộn 8,1 (g) bột Al với 48g bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, kết thúc thí nghiệm lượng chất rắn thu được là bao nhiêu?
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :
mc.rắn = mAl + mFe2O3 = 8,1 + 48 = 56,1 g
Cho 6,2 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm tác dụng hết với H2O thấy có 2,24 lít H2(đktc) bay ra. Cô cạn dung dịch thì lượng chất rắn khan thu được là
nH2 = 2,24 / 22,4 = 0,1
M + H2O → MOH + 1/2H2
0,2 <------------0,1
Áp dụng ĐL bảo toàn khối lượng
=> mmuối = mM + mH2O - mH2 = 6,2 + 0,2 x 18 - 0,1 x 2 = 9,6 (gam)
Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp Au, Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Tính thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X
Theo ĐL bảo toàn khối lượng:
mO2 = 23,2 - 16,8 = 6,4 (g) ⇒ nO = 6,4/16 = 0,4 mol
Phản ứng của HCl với chất rắn X có thể được biểu diễn với sơ đồ:
VHCl = 0,8: 2 = 0,4 (lít) = 400ml
Hòa tan hoàn toàn 20g hỗn hợp A gồm Mg và Fe2O3 bằng dung dịch HNO3 đặc dư thu được dung dịch B và V lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Thêm NaOH dư vào dung dịch B. Kết thúc thí nghiệm, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 28g chất rắn. Giá trị của V là:
Câu A. 44,8 lít
Câu B. 33,6 lít
Câu C. 22,4 lít
Câu D. 11,2 lít
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.