Trong phòng thí nghiệm người ta đã dùng cacbon oxit CO để khử 0,2 mol Fe3O4 và dùng khí hiđro để khử 0,2 mol Fe2O3 ở nhiệt đô cao. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra. b) Tính số lít khí ở đktc CO và H2 cần dùng cho mỗi phản ứng. c) Tính số gam sắt thu được ở mỗi phản ứng hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trong phòng thí nghiệm người ta đã dùng cacbon oxit CO để khử 0,2 mol Fe3O4 và dùng khí hiđro để khử 0,2 mol Fe2O3 ở nhiệt độ cao.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.

b) Tính số lít khí ở đktc CO và H2 cần dùng cho mỗi phản ứng.

c) Tính số gam sắt thu được ở mỗi phản ứng hóa học.


Đáp án:

a) Phương trình hóa học của các phản ứng:

4CO + Fe3O4 → 3Fe + 4 CO2 (1).

3H2 + Fe2O3 → 2Fe + 3H2O (2).

b)Theo phương trình phản ứng trên ta có:

Muốn khử 1 mol Fe3O4 cần 4 mol CO.

Muốn khử 0,2 mol Fe3O4 cần x mol CO.

x= 0,2.4 = 0,8 mol CO.

VCO = 0,8 .22,4 = 17,92 lít.

Muốn khử 1 mol Fe2O3 cần 3 mol H2.

Muốn khử 0,2 mol Fe2O3 cần y mol H2.

y = 0,2 .3 = 0,6 mol.

VH2= 0,6 .22,4 = 13,44l.

c) Ở phản ứng (1) khử 1 mol Fe3O4 được 3 mol Fe.

Vậy khử 0,2 mol Fe3O4 được 0,6 mol Fe.

mFe = 0,6 .56 = 33,6g Fe.

Ở phản ứng (2) khử 1 mol Fe2O3 được 2 mol Fe.

Vậy khử 0,2 mol Fe2O3 được 0,4 mol Fe.

mFe = 0,4 .56 = 22,4g Fe.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về phản ứng thủy phân tinh bột
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Quá trình thủy phân tinh bột bằng enzim không xuất hiện chất nào sau đây :


Đáp án:
  • Câu A. Saccarozo

  • Câu B. Dextrin

  • Câu C. Mantozo

  • Câu D. Glucozo

Xem đáp án và giải thích
Lysin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dung dịch chứa 14,6 gam Lysin (H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH) tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

Đáp án:
  • Câu A. 21,90.

  • Câu B. 18,25.

  • Câu C. 16,43.

  • Câu D. 10,95.

Xem đáp án và giải thích
Vì sao nước mắt lại mặn ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao nước mắt lại mặn ?


Đáp án:

Nước mắt mặn vì trong nước mắt có tới 6 gam muối. Nước mắt sinh ra từ tuyến lệ nằm phía trên mi ngoài của nhãn cầu. Nước mắt có tác dụng bôi trơn nhãn cầu làm cho nhãn cầu không bị khô, bị xước và vì có muối nên còn có tác dụng hạn chế bớt sự phát triển của vi khuẩn trong mắt.

Xem đáp án và giải thích
Khi đun nóng đường, ta thấy: (1) có hơi nước tạo thành. (2) đường chuyển thành màu đen (than). (3) than không tan trong nước. Dấu hiệu nào để xác định có phản ứng hóa học xảy ra?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Khi đun nóng đường, ta thấy:

(1) có hơi nước tạo thành.

(2) đường chuyển thành màu đen (than).

(3) than không tan trong nước.

Dấu hiệu nào để xác định có phản ứng hóa học xảy ra?


Đáp án:

 

(1) có hơi nước tạo thành.

(2) đường chuyển thành màu đen (than).

(3) than không tan trong nước.

 

Xem đáp án và giải thích
Trình bày tính chất hoá học của oxit
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày tính chất hoá học của oxit


Đáp án:

♦ Oxit axit

∴ Tác dụng với nước tạo thành axit.

        SO3 + H2O → H2SO4

∴ Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước.

        CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

        CO2 + NaOH → NaHCO3

∴ Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối.

        SO2 + CaO → CaSO3

♦ Oxit bazơ

∴ Một số oxit bazơ (Na2O, K2O, CaO, BaO…) tác dụng với nước tạo thành bazơ.

        Na2O + H2O → 2NaOH

∴ Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

        FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

∴ Tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

        BaO + CO2 → BaCO3

Chú ý: Các oxit từ ZnO bị khử bởi CO hoặc H2:

        CuO + H2 −to→ Cu + H2O

♦ Oxit lưỡng tính tác dụng được với cả axit và bazơ tạo ra muối và nước. Ví dụ: Al2O3, Cr2O3

♦ Oxit trung tính không tác dụng với cả axit và bazơ. Ví dụ: NO, CO…

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…