Trong phòng thí nghiệm có canxi oxit, nước, MnO2, axit H2SO4 70% (D = 1,61 g/cm3) và NaCl. Hỏi cần phải dùng những chất gì và với lượng bao nhiêu để điều chế 254g clorua vôi?
Theo pt ⇒ nMnO2 = nCl2 = nCaOCl2 = 2 mol
mMnO2 = 87 x 2 = 174 g
nH2SO4 = nHCl = 4. nCl2 = 8 mol.
⇒ mH2SO4 = 8 x 98 = 784g
nNaCl = nHCl = 4. nCl2 = 8mol.
→ mNaCl = 8 x 58,5 = 468g.
nCaO = nCa(OH)2 = nCl2 = 2 mol.
→ mCaO = 2 x 56 = 112g.
Đun nóng 6 gam axit axetic với 6 gam ancol etylic có H2SO4 đặc làm xúc tác. Khối lượng este tạo thành khi hiệu suất phản ứng 80% là ?
Theo đề bài ta có
naxit = 0,1 mol < nancol = 0,13 mol
=> Tính hiệu suất theo axit
=> nCH3COOC2H5 = naxit.H% = 0,08 mol
=> meste = 7,04 gam
Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b – c = 4a). Hiđro hóa m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất rắn. Giá trị của m2 là:
Câu A. 53,2
Câu B. 52,6
Câu C. 42,6
Câu D. 57,2
Tripeptit M và Tetrapeptit Q được tạo thành từ amino axil X mạch hở. Trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino. Phần trăm khối lượng nitơ trong X là 18.67% Thủy phân hoàn toàn 8,265 gam hồn hợp K gồm M, Q trong HCl thu được 9,450 gam tripeptit M, 4,356 gam dipeptit và 3,750 gam X. Tỉ lệ về số mol cua tripeptit M và tetrapepht Q trong hỗn hợp K là bao nhiêu?
Xét amino axit X: MX = 75. Vậy X là Glyxin
Đặt số mol của tripeptit M là x, tetrapeptit Q là y
Ta có; khối lượng của hỗn hợp K là: 189x + 246y = 8,265 (1)
Khi thuỷ phân hỗn hợp K: vì số mol mắt xích glyxin được bảo toàn nên ta có:
3x + 4y = 9,450/189 + 4,356/132 + 3,750/75 = 0,133 (2)
Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được x = y = 0,019 mol
Tỉ lệ mol là 1 : 1
Thực hiện hai thí nghiệm:
1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO.
2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M thoát ra V2 lít NO.
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Tìm biểu thức quan hệ giữa V1 và V2?
Có nCu = 0,06 mol.
PTHH: 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.
- Thí nghiệm 1: nH+ = nNO3- = 0,08 mol. Để ý rằng Cu dư → nNO = nH+: 4 = 0,02 mol.
- Thí nghiệm 2: nH+ = 0,16 mol; nNO3- = 0,08 mol. Để ý rằng NO3- dư → nNO = 0,04 mol.
Tỷ lệ V1 :V2 = 1:2 mol.
Phân tích một oxit của lưu huỳnh người ta thấy cứ 2 phần khối lượng S thì có 3 phần khối lượng oxi. Xác định công thức của oxit lưu huỳnh?
Gọi x, y lần lượt là số ml của S và O
Do tỉ lệ số mol của các chất chình là tỉ lệ giữa sô phân tử của nguyên tố cấu tạo nên chất
⇒ Công thức tổng quát SxOy
Theo đề bài, ta có: mS/mO = 2/3
=> 32x/16y = 2/3
=> 96/x = 32/y
=> x/y = 32/96 = 1/3
=> x = 1;
y = 3
=> Công thức hóa học: SO3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.