Trình bày ứng dụng của beri
- Beri được sử dụng như là chất tạo hợp kim trong sản xuất beri đồng. (Be có khả năng hấp thụ một lượng nhiệt lớn) Các hợp kim beri-đồng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng do độ dẫn điện và độ dẫn nhiệt cao, sức bền và độ cứng cao, các thuộc tính không nhiễm từ, cùng với sự chống ăn mòn và khả năng chống mỏi tốt của chúng.
- Các ứng dụng bao gồm việc sản xuất các điện cực hàn điểm, lò xo, các thiết bị không đánh lửa và các tiếp điểm điện.
Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ sau đây: Silic đioxit → natri silicat → axit silixic → silic đioxit → silic
SiO2 + 2NaOH đặc ---t0---> Na2SiO3 + H2O
Na2SiO3 + 2HCl ---> 2NaCl + H2SiO3
H2SiO3 ---t0---> SiO2 + H2O
SiO2 + 2C ---t0---> Si + 2CO
Có ba bình không ghi nhãn, mỗi bình đựng một trong các dung dịch NaCl, NaBr và NaI. Chỉ dùng hai thuốc thử (không dùng AgNO3), làm thế nào để xác định dung dịch chứa trong mỗi bình ? Viết phương trình hóa học.
Dùng nước brom cho lần lượt vào ba dung dịch, nhận ra bình đựng dung dịch NaI nhờ chuyển màu nâu sẫm
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
- Hai dung dịch còn lại là NaCl và NaBr thì dùng nước clo nhận ra dung dịch NaBr do dung dịch chuyển sang màu vàng.
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Hãy nhận biết từng cặp chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học:
a) CaO, CaCO3
b) CaO, MgO
Viết các phương trình phản ứng hóa học.
Nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau:
a) CaO và CaCO3.
Lẫy mẫu thử từng chất cho từng mẫu thử vào nước khuấy đều.
Mẫu nào tác dụng mạnh với H2O là CaO.
Mẫu còn lại không tan trong nước là CaCO3.
PTPỨ: CaO + H2O → Ca(OH)2
b) CaO và MgO.
Lấy mẫu thử từng chất và cho tác dụng với H2O khuấy đều.
Mẫu nào phản ứng mạnh với H2O là CaO.
Mẫu còn lại không tác dụng với H2O là MgO.
PTPỨ: CaO + H2O → Ca(OH)2
Hỗn hợp A chứa ba ankin với tổng số mol là 0,1 mol. Chia A làm hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1, thu được 2,34 gam H2O. Phần 2 tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch AgNO3 0,12M trong NH3 tạo ra 4,55 gam kết tủa. Hãy gọi tên và tính phần trăm khối lượng từng chất trong A, biết ankin nhỏ nhất chiếm 40% số mol.
Tiến hành bốn thí nghiệm sau: - Thí nghiệm (1): Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3; - Thí nghiệm (2): Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4; - Thí nghiệm (3): Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 loãng; - Thí nghiệm (4): Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Các thí nghiệm xuất hiện ăn mòn điện hoá là:
Câu A. (3), (4).
Câu B. (2), (4).
Câu C. (1), (2).
Câu D. (2), (3).
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.