Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất lỏng sau : benzen,etylbenzen,hex-1-en, nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất lỏng sau : benzen,etylbenzen,hex-1-en, nước.



Đáp án:

Dùng nước brom : nước chỉ pha loãng dung dịch brom còn hex-1-en phản ứng làm mất màu nước brom.

Benzen và etylbenzen tạo hai chất lỏng. Dùng dung dịch  đun nóng : etylbenzen phản ứng,benzen không phản ứng.




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dung dịch A chứa 0,02mol Fe(NO3)3 và 0,3mol HCl có khả năng hòa tan được Cu với khối lượng tối đa là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch A chứa 0,02mol Fe(NO3)3 và 0,3mol HCl có khả năng hòa tan được Cu với khối lượng tối đa là bao nhiêu?


Đáp án:

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+

nCu = 0,5nFe3+ + 3/2nNO3- = 0,01 + (3/2). 0,06 = 0,1 mol

→ mCu = 6,4 gam.

Xem đáp án và giải thích
Hãy trình bày phương pháp hoá học để điều chế từng kim loại từ hỗn hợp muối sau : a)  AgNO3 và Pb(NO3)2. b)   AgNO3 và Cu(NO3)2. c)   AgNO3, Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy trình bày phương pháp hoá học để điều chế từng kim loại từ hỗn hợp muối sau :

a)  AgNO3 và Pb(NO3)2.

b)   AgNO3 và Cu(NO3)2.

c)   AgNO3, Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2.

 


Đáp án:

a) Ngâm lá Pb (dư) trong dung dịch hỗn hợp được Ag. Từ dung dịch Pb(NO3)2 có thể dùng phương pháp điện phân hoặc dùng kim loại mạnh hơn Pb để đẩy Pb ra khỏi dung dịch muối.

b) Ngâm lá Cu (dư) trong dung dịch hỗn hợp, được Ag và dung dịch Cu(NO3)2. Dùng phương pháp điện phân hoặc kim loại mạnh để đẩy Cu.

c) Trước hết, ngâm lá Cu (dư) trong dung dịch được Ag và dung dịch hỗn hợp hai muối là Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2. Sau đó ngâm lá Pb (dư) trong dung dịch hỗn hợp, được Cu và dung dịch Pb(NO3)2. Từ dung dịch Pb(NO3)2 có thể điều chế Pb bằng phương pháp điện phân hoặc dùng kim loại mạnh để đẩy Pb.

 

Xem đáp án và giải thích
Bài toán khối lượng
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chia 2m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Cho phần một tan hết trong dung dịch HCl (dư) thu được 2,688 lít H2 (đo ở đktc). Nung nóng phần hai trong oxi (dư) thu được 4,26 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của m là:

Đáp án:
  • Câu A. 4,68 gam.

  • Câu B. 1,17 gam.

  • Câu C. 3,51 gam.

  • Câu D. 2,34 gam.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập liên quan tới phản ứng tạo kết tủa của các ion kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) vào 4 dung dịch trên, thêm tiếp dung dịch NH3 đặc (dư) vào thì sau khi kết thúc các phản ứng số chất kết tủa thu được là


Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 2

  • Câu C. 4

  • Câu D. 1

Xem đáp án và giải thích
Nhận biết ba chất lỏng: benzen, anilin và stiren đựng riêng biệt trong ba lọ mất nhãn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhận biết ba chất lỏng: benzen, anilin và stiren đựng riêng biệt trong ba lọ mất nhãn.


Đáp án:

Stiren làm mất màu nước brom

    C6H–CH=CH2 + Br2 → C6H5–CHBr–CH2Br

    - Anilin tạo kết tủa trắng:

  - Benzen không có hiện tượng gì.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…