Trình bày cách phân biệt các chất riêng biệt: C2H5OH, C6H5OH, CH3CHO, CH3COOH?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày cách phân biệt các chất riêng biệt: C2H5OH, C6H5OH, CH3CHO, CH3COOH?


Đáp án:

Cách 1

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Thuốc thử để nhận biết các hóa chất ở đây là AgNO3/NH3 và quỳ tím

Dùng quỳ tím để nhận biết được CH3COOH làm quỳ tím chuyển màu đỏ

Các chấtcòn lại cho tác dụng với AgNO3/NH3

C2H5OH không phản ứng với AgNO3/NH3

Phản ứng xuất hiện tạo kết tủa trắng thì chất ban đầu C6H5OH

C6H5OH + 2(Ag(NH3)2)OH → C6H6O2 + 2Ag + 4NH3 + H2O

Phản ứng xuất hiện tạo kết tủa trắng bạc bám vào ống nghiệm CH3CHO

CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag

Cách 2. 

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự

Thuốc thử để nhận biết các hóa chất ở đây là dung dịch Brom, CuO và quỳ tím

Dùng quỳ tím để nhận biết được dung dịch CH3COOH là axit làm quỳ tím hóa đỏ

Sử dụng dung dịch Brom để nhận biết

C6H5OH phản ứng Brom

C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH + 3HBr

Không phản ứng là 2 chất còn lại CH3CHO, C2H5OH

Dùng CuO để nhận biết C2H5OH

C2H5OH + CuO → CH3CHO + Cu + H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hòa tan một lượng BaO vào nước dư thu được dung dịch chứa 17,1 gam Ba(OH)2. Tính khối lượng BaO đã phản ứng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan một lượng BaO vào nước dư thu được dung dịch chứa 17,1 gam Ba(OH)2. Tính khối lượng BaO đã phản ứng?


Đáp án:

Số mol Ba(OH)2 là: nBa(OH)2 = 0,1 mol

BaO + H2O → Ba(OH)2

0,1 ← 0,1 (mol)

Khối lượng BaO đã phản ứng là:

mBaO = nBaO.MBaO = 0,1.153 = 15,3 gam

Xem đáp án và giải thích
Nêu những tính chất hóa học đặc trưng của nito và dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu những tính chất hóa học đặc trưng của nito và dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa


Đáp án:

Tính chất hóa học của N2: N2 thể hiện tính khử và tính oxi hóa

Nito thể hiện tính khử:

N2 + O2  <---tia lửa điện---> 2NO

Nito thể hiện tính oxi hóa

N2  + 3H2      <---t0, p, xt---> 2NH3

Xem đáp án và giải thích
Số phát biểu đúng
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: ho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri panmitat, 1 mol natri oleat và 1 mol natri linoleat. Có các phát biểu sau: (a) Phân tử X có 6 liên kết π. (b) Có 6 đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất X. (c) X có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn tristearin. (d) 1 mol X có thể cộng tối đa 3 mol H2 (Ni, to). Số phát biểu đúng là

Đáp án:
  • Câu A. 4.

  • Câu B. 1.

  • Câu C. 2.

  • Câu D. 3.

Xem đáp án và giải thích
Khi cho đá vào cốc nước ta thấy đá nổi lên là do
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi cho đá vào cốc nước ta thấy đá nổi lên là do hiện tượng gì?


Đáp án:

Khi cho đá vào cốc nước ta thấy đá nổi lên là do nước đá có cấu trúc rỗng nên nước đã có tỉ khối nhỏ hơn khi nước ở trạng thái lỏng.

Xem đáp án và giải thích
Trong chất béo luôn có một lượng nhỏ axit tự do. Số miligam KOH dùng trung hòa lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo. Để trung hòa 2,8 gam chất béo cần 3,0 ml dung dịch KOH 0,1 M. Tính chỉ số axit của mẫu chất béo trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong chất béo luôn có một lượng nhỏ axit tự do. Số miligam KOH dùng trung hòa lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo. Để trung hòa 2,8 gam chất béo cần 3,0 ml dung dịch KOH 0,1 M. Tính chỉ số axit của mẫu chất béo trên.


Đáp án:

Số mol KOH là: nKOH = 0,003. 0,1 = 0,0003 (mol)

Khối lượng KOH cần dùng là mKOH = 0,0003.56 = 0,0168 (g) = 16,8 (mg)

Trung hòa 2,8 gam chất béo cần 16,8 mg KOH

⇒ Trung hòa 1 gam chất béo cần x mg KOH

⇒ x = 16,8/2,8 = 6

Vậy chỉ số axit của mẫu chất béo trên là 6.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…