Tính acid - baso
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các chất sau C2H5OH(1), CH3COOH(2), CH2=CH–COOH (3), C6H5OH(4), p–CH3–C6H4OH (5), C6H5–CH2OH(6). Sắp xếp theo chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử H trong nhóm –OH của các chất trên là:

Đáp án:
  • Câu A. (3), (6), (5), (4), (2), (1)

  • Câu B. (1), (5), (6), (4), (2), (3)

  • Câu C. (1), (6), (5), (4), (3), (2)

  • Câu D. (1), (6), (5), (4), (2), (3) Đáp án đúng

Giải thích:

Ta chia ra 3 nhóm: Nhóm a (ancol):1,6 Nhóm b (phenol); 4,5 Nhóm c (axit): 2,3 Theo thứ tự ưu tiên thì tính axit của nhóm a < nhóm b < nhóm c So sánh gốc của từng nhóm: Nhóm a: (1) có gốc –C2H5 (hidro cacbon no) đẩy e (6) có gốc C6H5–CH2 (có vòng benzen không no) → hút e Do đó: (6) có hidro linh động hơn (1) hay tính axit của (1) < (6) Nhóm b: 4,5 đều có vòng benzen hút e nhưng do ở 5 có thêm gốc CH3 là gốc đẩy e nên lực hút của 5<4 nên tính axit của 5 < 4 Nhóm c: (2) có gốc –CH3 là gốc đẩy (3) có gốc – CH=CH2 là gốc hút e → tính axit 3 > 2 Tóm lại ta có tính axit của: 1 < 6 < 5 < 4 < 2 < 3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Gọi tên các hợp chất sau theo danh pháp gốc – chức. CH3CH2-Br;CH3-CO-O-CH3;CH3CH2-O-CH2CH3;(CH3)2SO4
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Gọi tên các hợp chất sau theo danh pháp gốc – chức.

CH3CH2-Br; CH3-CO-O-CH3; CH3CH2-O-CH2CH3; (CH3)2SO4


Đáp án:

Gọi tên theo danh pháp gốc – chức

CH3CH2-Br: etyl bromua

CH3-CO-O-CH3: metyl axetat

CH3CH2-O-CH2CH3: đietyl ete

(CH3)2SO4: metyl sunfat

Xem đáp án và giải thích
Cho 2,22 gam hỗn hợp kim loại gồm K, Na và Ba vào nước được 500ml dung dịch X có pH = 13. Cô cạn dung dịch X được m gam chất rắn
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 2,22 gam hỗn hợp kim loại gồm K, Na và Ba vào nước được 500ml dung dịch X có pH = 13. Cô cạn dung dịch X được m gam chất rắn. Tìm m?


Đáp án:

Ta có pH = 13⇒pOH = 14 – 13 =1

⇒ [OH-] = 0,1M ⇒ nOH- = 0,1 . 0,5 = 0,05 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

Ta có: m(bazơ) = m(kim loại) + mOH- = 2,22 + 0,05 .17 = 3,07 g

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,025 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,025 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)(dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là


Đáp án:

Giải

Cách 1.

Hỗn hợp X gồm C2H4, CH4, C3H4, C4H4. Như vậy, các chất trong X đều có 4 nguyên tử H. Trong hỗn hợp X, ta có :

MX = 17.2 = 34 => mX = 34.0,025 = 0,85 g/mol

nH = 4nX = 4.0,025 = 0,1 mol

nC = (mX – mH)/12 = (0,85 – 0,1)/12 = 0,0625 mol

Quy đổi hỗn hợp X thành hỗn hợp Y gồm C (0,0625 mol), H (0,1 mol).

Đốt cháy Y thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O. Vì vậy khối lượng bình đựng Ca(OH)2 tăng là tổng khối lượng của H2O và CO2. Ta có :

nCO2 = nC = 0,0625 mol; 2nH2O = nH => nH2O = 0,05 mol

m(bình tăng) = mCO2 + mH2O = 0,0625.44 + 0,05.18 = 3,65 gam

Cách 2

Hỗn hợp X: C2H4; CH4; C3H4; C4H4 có M = 17.2 = 34 (g/mol)

Gọi CTPT tổng quát của X là CxH4

=> ta có: 12x + 4 = 34

=> x = 2,5

Vậy CTPTTQ của X là C2,5H4: 0,025 (mol)

C2,5H4  + 7,5O2 → 2,5CO2 + 2H2O

0,025         →        0,0625 → 0,05    (mol)

mbình tăng = mCO2 + mH2O = 0,0625.44 + 0,05.18 = 3,65 (g)

Xem đáp án và giải thích
Cho 20,3 gam Gly-Ala-Gly tác dụng với 500ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 20,3 gam Gly-Ala-Gly tác dụng với 500ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Tìm m?


Đáp án:

Có: nGly – ala – gly = 20,3: 203 = 0,1 mol

Gly-Ala-Gly + 3KOH → muối + H2O

nKOH = 3nGlu – Ala – Glu = 3.0,1 < 0,5

⇒ KOH còn dư ⇒ nH2O = nX = 0,1 mol

Bảo toàn khối lượng ⇒ m = 20,3 + 0,5. 56 - 0,1. 18 = 46,5 gam

Xem đáp án và giải thích
Trong một phòng học có chiều dài 12m, chiều rộng 7m, chiều cao 4m. a) Tính thể tích không khí và oxi có trong phòng học. b) trong phòng học có 50 em học sinh, hãy tính thể tích khí CO2 thở trong 45 phút, biết rằng một học sinh thử ra 2 lit khí ( thể tích CO2 chiếm 4%) một lần, một phút thở ra khoảng 16 lần.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong một phòng học có chiều dài 12m, chiều rộng 7m, chiều cao 4m.

   a) Tính thể tích không khí và oxi có trong phòng học.

   b) trong phòng học có 50 em học sinh, hãy tính thể tích khí CO2 thở trong 45 phút, biết rằng một học sinh thử ra 2 lít khí ( thể tích CO2 chiếm 4%) một lần, một phút thở ra khoảng 16 lần.


Đáp án:

   a) Thể tích không khí trong phòng học: Vkk = 12x7x4 = 336(m3)

   Thể tích oxi trong phòng: VO2 = Vkk/5 = 67,2 (m3)

     b) Thể tích CO2 thở ra trong 1 phút của 50 học sinh: VCO2 = (50.2.16)/100 = 64 l

 Trong 45 phút 50 học sinh này thở ra CO2:

   64 x 45 = 2880(l) = 2,88(m3)

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…