Câu A. Trong phản ứng este hóa từ ancol và axit, phân tử nước có nguồn gốc từ nhóm –OH của axit cacboxylic.
Câu B. Không thể điều chế được phenyl axetat từ phenol và axit axetic.
Câu C. Phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic và ancol là phản ứng thuận nghịch.
Câu D. Thủy phân este đơn chức trong môi trường bazơ luôn cho sản phẩm là muối và ancol. Đáp án đúng
A. Đúng, Phản ứng: R-COOH + R'OH --> RCOOR' + H2O. B. Đúng, Điều chế este từ phản ứng cho anhiđric axetic tác dụng với phenol : (CH3CO)2O + C6H5OH ---H+---> CH3COOC6H5 + CH3COOH C. Đúng, Phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic và ancol là phản ứng thuận nghịch D. Sai, Lấy ví dụ : HCOOC6H5 + 2NaOH → HCOONa + C6H5ONa + H2O
Tại sao khi nông nghiệp phát triển thì các vi khuẩn, nấm, giun tròn sống trong đất, nước… giảm đi rất nhiều nhiều nơi không còn nữa ?
Một số phân bón có thể tiêu diệt các loại sinh vật có hại này. Ví dụ trước khi trồng khoai tây một tuần người ta đưa vào đất một lượng urê (1,5 kg/m2) thì các mầm bệnh bị tiêu diệt hoàn toàn. Hiện tượng dễ thấy là không còn đỉa trong nước ở nhiều nơi như ngày trước nữa.
Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các chất sau: axit axetic, vinyl axetat, stiren, isoamyl axetat.
Dùng nuớc: axit axetic tan; 3 chất không tan cho tác dụng với nước brom: isoamyl axetat không phản ứng; cho 2 chất còn lại tác dụng với dung dịch kiềm: vinyl axetat bị thuỷ phân nên tan dần, stiren không phản ứng (không thay đổi).
Thực hiện hai thí nghiệm :
1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO31M thoát ra V 1 lít NO.
2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2S04 0,5M thoát ra v2 lít NO.
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Lập biểu thức biểu diễn mối quan hệ giữa V1 và V2.
Ta viết PTHH dạng ion rút gọn cho cả hai thí nghiệm như sau :
3Cu + 8H+ + 2NO3 ⟶ 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
Thí nghiệm 1 : ta có số mol các chất và ion : Cu : 0,06 mol; H+ : 0,08 mol; NO3- : 0,08 mol.
H+ phản ứng hết ⟹ VNO = V1 = ( .22,4) : 4 = 0,448 (lít) (1)
Thí nghiệm 2 : ta có số mol các'chất và ion : Cu : 0,06 mol; H+ : 0,16 mol; NO3- : 0,08 mol.
H+ và Cu phản ứng vừa đủ ⟹ VNO = V2 = (22,4) : 4 = 0,896 (lít) (2)
Từ (1) và (2) ⟹ V2 = 2V1.
Đốt cháy 12,4 gam photpho trong không khí tạo ra 28,4 gam P2O5.
Tính khối lượng oxi cần dùng
Theo định luật bảo toàn khối lượng có:
mP + mO2 = mP2O5
⇒ mO2 28,4 – 12,4 = 16 gam.
Phản ứng nào sau đây chỉ tạo ra muối sắt (II)?
Câu A. Cho Fe tác dụng với bột S, nung nóng.
Câu B. Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 dư.
Câu C. Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư.
Câu D. Cho Fe tác dụng với Cl2, nung nóng.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.