Tiến hành clo hoá poli (vinyl clorua) thu được một loại polime X dùng để điều chế tơ clorin. Trong X có chứa 66,18% clo theo khối lượng. Vậy, trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC phản ứng được với một phân tử clo?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Tiến hành clo hoá poli (vinyl clorua) thu được một loại polime X dùng để điều chế tơ clorin. Trong X có chứa 66,18% clo theo khối lượng. Vậy, trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC phản ứng được với một phân tử clo?


Đáp án:

Gọi n là số mắt xích PVC và x là số phân tử Clo

(C2H3Cl)n + xCl2 → C2nH(3n-x)Cl(n+x) + xHCl

Ta có: ([35,5(n + x)].100) : (62,5n - 34,5x) = 66,18%

Quy đồng rồi biến đổi PT trên ta tìm được:

n = 2,16x

Đề bài hỏi là "Hỏi trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC kết hợp với 1 phân tử clo”

x = 1 (số phân tử clo)

=> n = 2,16 ≈ 2.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho sơ đồ phản ứng: Fe(OH)y + H2SO4 → Fex(SO4)y + H2O.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho sơ đồ phản ứng: Fe(OH)y + H2SO4 → Fex(SO4)y + H2O. Tìm x, y ? (biết x ≠ y)


Đáp án:

2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O

=> x = 2; y =3

 

Xem đáp án và giải thích
Hãy xác định khối lượng và thể tích khí ( đktc) của những lượng chất sau: a) 0,25 mol của mỗi chất khí sau: CH4 (metan), O2, H2, CO2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy xác định khối lượng và thể tích khí ( đktc) của những lượng chất sau:

   a) 0,25 mol của mỗi chất khí sau: CH4 (metan), O2, H2, CO2.

   b) 12 mol phân tử H2; 0,05 mol phân tử CO2; 0,01 mol phân tử CO.

   c) Hỗn hợp khí gồm có: 0,3 mol CO2 và 0,15 mol O2.


Đáp án:

a) MCH4 = 12 + 4 = 16 g/mol

   mCH4 = nCH4.MCH4 = 0,25.16 = 4(g)

   mO2 = nO2.MO2 = 0,25.32 = 8(g)

 mH2 = nH2.MH2 = 0,25. 2 = 0,5(g)

   MCO2 = 12 + 16.2 = 44 g/mol

   mCO2 = nCO2.MCO2 = 0,25.44 = 11(g)

   Ở đktc 0,25 mol của các chất khí đều có thể tích bằng nhau:

   VCH4=VO2=VH2 = VCO2 = 22,4.0,25 = 5,6(l)

   b) mH2 = nH2 .MH2 = 12.2 = 24(g)

   → VH2 = nH2 .22,4 = 12.22,4 = 268,8(l)

   mCO2 = nCO2 .MCO2= 0,05.44 = 2,2(g)

   → VCO2 = nCO2 . 22,4= 0,05.22,4= 1,12(l)

  mCO = nCO .MCO= 0,01.28 = 0,28(g)

   → VCO = nCO .22,4 = 0,01.22,4 = 0,224(l)

   c) mhh = mCO2 + mO2 = (0,3.44) + (0,15.32) = 18(g)

   → VCO = 22,4.(nCO2 + nO2) = 10,08(l)

Xem đáp án và giải thích
Từ 1,0 tấn mùn cưa chứa 50% xenlulozơ điều chế được bao nhiêu kg etanol. Biết hiệu suất của mỗi quá trình thủy phân xenlulozơ và lên men glucozơ đều đạt 80%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ 1,0 tấn mùn cưa chứa 50% xenlulozơ điều chế được bao nhiêu kg etanol. Biết hiệu suất của mỗi quá trình thủy phân xenlulozơ và lên men glucozơ đều đạt 80%.


Đáp án:

[C6H10O5]n → 2nC2H5OH

1 tấn mùn cưa chứa 50% xenlulozơ nên mxenlulozơ = mmùn cưa × 50% = 1000 × 50% = 500 kg.

Theo phương trình:

mC2H5OH lý thuyết = (92n.500) : 162n = 283,95 kg.

Ta có Hquá trình = H1 × H2 = 80% × 80% = 64%.

mC2H5OH thực tế = mC2H5OH lý thuyết × H = 283,95 × 64% = 181,73 kg.

Xem đáp án và giải thích
Sắt có những tính chất hóa học nào ? Viết các phương trình hóa học minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sắt có những tính chất hóa học nào ? Viết các phương trình hóa học minh họa.


Đáp án:

a) Tác dụng với phi kim :

Tác dụng với oxi : 3Fe + 2O2 → Fe3O4(to)

Tác dụng với clo : 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3(to)

Lưu ý: Fe tác dụng với clo chỉ cho Fe (III) clorua (không cho Fe(II) clorua).

b) Tác dụng với dung dịch axit: Sắt tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng cho muối sắt (II) và giải phóng H2.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

Lưu ý: Fe tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho Fe (II) clorua (không cho Fe(III) clorua).

Fe không tác dụng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.

c) Tác dụng với dung dịch muối:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Sắt tác dụng với dung dịch muối sắt (II) và giải phóng kim loại mới.

Xem đáp án và giải thích
Có ba mẫu phân bón hoá học không ghi nhãn là : phân kali KCl, phân đạm NH4NO3 và phân lân Ca(H2PO4)2. Hãy nhận biết mỗi mẫu phân bón trên bằng phương pháp hoá học và viết các phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Có ba mẫu phân bón hoá học không ghi nhãn là : phân kali KCl, phân đạm NH4NO3 và phân lân Ca(H2PO4)2. Hãy nhận biết mỗi mẫu phân bón trên bằng phương pháp hoá học và viết các phương trình hoá học.


Đáp án:

Lấy một lượng nhỏ mỗi mẫu phân bón vào ống nghiệm. Thêm 4 - 5 ml nước, khuấy kĩ và lọc lấy nước lọc.

Lấy 1 ml nước lọc của từng loại phân bón vào ống nghiệm. Nhỏ vào mỗi ống vài giọt dung dịch Na2CO3, nếu có kết tủa trắng thì phân bón hoá học đó là Ca(H2PO4)2 :

Na2CO3 + Ca(H2PO4)2 → CaCO3 + 2NaH2PO4

- Lấy 1 ml nước lọc của hai loại phân bón còn lại, thử bằng dung dịch AgNO3, nếu có kết tủa trắng thì phân bón đó là KCl :

KCl + AgNO3 → AgCl + KNO3

- Nước lọc nào không có phản ứng hoá học với hai thuốc thử trên là NH4NO3.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…