Thuỷ phân este đơn chức, no, mạch hở E bằng dung dịch NaOH thu được muối khan có khối lượng phân tử bằng 24/29 khối lượng phân tử este E. Biết d(E/kk). Tìm công thức cấu tạo của E?
E no, đơn chức mạch hở nên có dạng CnH2nO2
d(E/kk) = 4 → ME = 4.29 = 116 → 14n + 32 = 116 → n = 6
→ Công thức phân tử của E là C6H12O2 → Loại đáp án A (C2H5COOCH3 có công thức phân tử là C4H8O2)
Gọi công thức phân tử của muối thu được sau phản ứng thủy phân bằng dung dịch NaOH là RCOONa
Ta có: M(RCOONa)/ M(Este) = 24/29 => M(RCOONa)/116 = 24/29
=> MRCOONa = 96
=> R là C2H5
→ Công thức cấu tạo của E là C2H5COOC3H7
Cho hòa tan hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong 500 dung dịch NaOH 1M thu được 6,72 lít H2 (đktc)Và dung dịch X. Thể tích HCl 2M tối thiểu cần cho vào X để thu được lượng kết tủa lớn nhất bao nhiêu?
Dung dịch X chứa các ion Na+ ; AlO2- ; OH- dư (có thể). Áp dụng định luật Bảo toàn điện tích:
n AlO2- + n OH- = n Na+ = 0,5
Khi cho HCl vaof dung dịch X:
H+ + OH- → H2O (1)
H+ + AlO2- + H2O → Al(OH)3 ↓ (2)
3H+ + Al(OH)3 → Al3+ + 3H2O (3)
Để kết tủa là lớn nhất, thì không xảy ra (3) và n H+ = n AlO2- + n OH- = 0,5 mol
⇒ VHCl = 0,5/2 = 0,25 (lít)
Trộn 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M với 100 ml dung dịch HCl xM thu được dung dịch Y. Cho 10,96 gam Ba vào dung dịch Y, thu được 14,76 gam kết tủa. Tìm x?
Dung dịch Y gồm Al3+ 0,04 mol; SO42- 0,06 mol; H+ 0,1x mol; Cl- 0,1x mol
Theo bài ra nBa = 0,08 mol
Giả sử cho Ba vào Y chỉ thu được kết tủa là BaSO4 → n↓ = 0,063 > nSO42- = 0,06. Vậy kết tủa là BaSO4 0,06 mol và Al(OH)3
Khối lượng Al(OH)3 = 14,76 – 0,06. 233 = 0,78 → Số mol Al(OH)3 = 0,01 mol
Sau khi cho Ba vào dung dịch Y, dung dịch sau phản ứng chứa các ion:
Ba2+: 0,08 – 0,06 = 0,02 mol;
Cl-: 0,1x mol;
AlO2-: 0,04 – 0,01 = 0,03 mol
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích có: 0,02.2 = 0,1.x + 0,03 → x = 0,1.
Câu A. 7,20.
Câu B. 2,16.
Câu C. 10,8.
Câu D. 21,6.
Có các dung dịch AlCl3, HCl, NaOH, H2O và những dụng cụ cần thiết. Hãy điều chế và chứng minh tính lưỡng tính của Al2O3 và Al(OH)3. Viết các phương trình hóa học.
- Lấy một lượng dung dịch AlCl3 nhỏ từng giọt dung dịch NaOH vào cho tới khi lượng kết tủa không tăng thêm nữa thì dừng.
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3+ 3NaCl
Lọc lấy kết tủa, chia làm ba phần.
+ Phần một, chứng minh tính bazơ, tác dụng với dung dịch axit HCl thấy tan ra: Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
+ Phần hai, chứng minh tính axit, tác dụng với dung dịch NaOH thấy tan ra: Al(OH)3+ KOH → K[Al(OH)4]
+ Phần ba đem nung đến khối lượng không đổi để tạo ra AlO3 rồi chia làm hai phần
Một phần cho tác dụng với axit, một phần cho tác dụng với dung dịch kiềm thấy trong hai trường hợp Al2O3 đều tan ⇒ Al2O3 lưỡng tính
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]
Cho 6,72 lít khí C2H2 (đktc) phản ứng hết với khí oxi thu được khí cacbonic và hơi nước. Tính thể tích khí oxi cần dùng (đktc)
Số mol C2H2 tham gia phản ứng là: nC2H2 = 0,3 mol
2C2H2 + 5O2 --t0--> 4CO2 ↑+ 2H2O
2 → 5 mol
0,3 → 0,75 (mol)
Thể tích khí oxi cần dùng (đktc) là:
VO2 = 22,4. nO2 = 22,4. 0,75 = 16,8 lít
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.