Thủy phân 1,71 gam saccarozơ với hiệu suất 75%, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân 1,71 gam saccarozơ với hiệu suất 75%, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là


Đáp án:

nC12H22O11 = 1,71.75% : 342 = 3/800
C12H22O11 —> (Glucozơ + Fructozơ) —> 4Ag
—> nAg = 4nC12H22O11 = 0,015 mol
—> mAg = 1,62g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy tìm công thức hóa học của chất X có khối lượng mol MX = 170 (g/mol), thành phần các nguyên tố theo khối lượng: 63,53% Ag; 8,23% N, còn lại O.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tìm công thức hóa học của chất X có khối lượng mol MX = 170 (g/mol), thành phần các nguyên tố theo khối lượng: 63,53% Ag; 8,23% N, còn lại O.


Đáp án:

Gọi ông thức hóa học của X có dạng là AgxNyOz (x, y, z thuộc N)

%O = 100% − 63,53% − 8,23%  = 28,24%

Ta có: nAg:nN:nO = 63,53/108 : 8,23/14 :  28,24/16

⇒ x:y:z = 0,588 : 0,588 : 1,765

⇒ x:y:z = 1:1:3

Vậy công thức hóa học của hợp chất X là AgNO3

Xem đáp án và giải thích
Biết độ tan của muối KCl ở 20oC là 34g. Một dung dịch KCl nóng có chưa 50g KCl trong 130g H2O được làm lạnh về nhiệt độ 20oC. Hãy cho biết: a) Có bao nhiêu gam KCl tan trong dung dịch? b) Có bao nhiêu gam KCl tách ra khỏi dung dịch?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết độ tan của muối KCl ở 20oC là 34g. Một dung dịch KCl nóng có chưa 50g KCl trong 130g H2O được làm lạnh về nhiệt độ 20oC. Hãy cho biết:

   a) Có bao nhiêu gam KCl tan trong dung dịch?

   b) Có bao nhiêu gam KCl tách ra khỏi dung dịch?


Đáp án:

   a) 100g H2O ở 20ºC hòa tan được 34g KCl

   130g H2O ở 20ºC hòa tan được x?g KCl

=> x = mKCl = (34.130)/100 = 44,2g

   b) Khối lượng KCl tách ra khỏi dung dịch:

   mKCl = 50 - 44,2 = 5,8(g)

Xem đáp án và giải thích
Mô tả liên kêt hóa học trong phân tử BeH2, phân tử BF3, phân tử CH4 theo thuyết lai hóa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Mô tả liên kêt hóa học trong phân tử BeH2, phân tử BF3, phân tử CH4 theo thuyết lai hóa.


Đáp án:

- Phân tử BeH2: Một obitan s và một obitan p của nguyên tử beri tham gia lai hóa để tạo thành 2 obitan lai hóa sp hướng về hai phía đối xứng nhau. Hai obitan này sẽ xen phủ với 2 obitan ls chứa 1 electron của hai nguyên tử hiđro tạo thành 2 liên kết σ giữa Be – H.

- Phân tử BF3: Trong nguyên tử B một obitan s tham gia lai hóa với 2 obitan p tạo thành 3 obitan lai hóa sp2 định hướng từ tâm đến 3 đỉnh của tam giác đều. 3 obitan này xen phủ với 3 obitan p của flo để tạo thành 3 liên kết σ giữa B-F.

- Phân tử CH4: 1AOs và 3AOp của nguyên tử cacbon đã tiến hầnh lai hóa để tạo thành 4 obitan lai hóa sp3 định hướng từ tâm đến 4 đỉnh của hình tứ diện đều, các trục đối xứng của chúng tạo với nhau 1 gốc 109o28’. 4 obitan lai hóa sp3 sẽ xen phủ với 4 obitan s của 4 nguyên tử H để tạo 4 liên kết σ giữa C-H.

 

Xem đáp án và giải thích
Liên kết kim loại là gì? So sánh với liên kết ion và liên kết cộng hóa trị ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Liên kết kim loại là gì? So sánh với liên kết ion và liên kết cộng hóa trị ?


Đáp án:

Liên kết kim loại là liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do và các ion dương, kết dính các ion dương kim loại với nhau.

So sánh liên kết kim loại với liên kết cộng hóa trị:

- Giống nhau: có sự dùng chung electron.

- Khác nhau:

+ Liên kết cộng hóa trị: sự dùng chung electron giũa hai nguyên tử tham gia liên kết.

+ Liên kết kim loại: sự dùng chung electron toàn bộ electron trong nguyên tử kim loại.

So sánh liên kết kim loại với liên kết ion.

- Giống nhau: đều là liên kết sinh ra bởi lực hút tĩnh điện.

- Khác nhau:

+ Liên kết ion: do lực hút tĩnh điện giữa hai ion mang điện tích trái dấu.

+ Liên kết kim loại: lực hút tĩnh điện sinh ra do các electron tự do trong kim loại và ion dương kim loại.

Xem đáp án và giải thích
Cho 33,4 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tac dụng với dung dịch HNO3 loãng, đu nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,8 lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất), dung dịch Y và còn dư 0,8g kim loại. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 33,4 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tac dụng với dung dịch HNO3 loãng, đu nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,8 lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất), dung dịch Y và còn dư 0,8g kim loại. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là


Đáp án:

Giải

Ta có:  nNO = 2,8 : 22,4 = 0,125 mol

Ta có: 64a + 232b = 33,4 (1)

BT e ta có : 2(a – (0,8/64))= 2b + 3.0,125

=>2a – 2b = 0,35 (2)

Từ 1, 2 => a = 0,25 mol và b = 0,075 mol

Ta có dung dịch Y gồm Cu2+ : a – 0,8/64 = 0,25 – 0,2375 = 0,0125 mol

nFe2+ = 3nFe3O4 = 3.0,075 = 0,225 mol

BTĐT => nNO3- = 0,0125.2 + 2.0,225 = 0,475 mol

=>muối = 64.0,0125 + 56.0,225 + 62.0,475 = 42,85 g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…