Thực hành: Tính chất của rượu và axit
1. Thí nghiệm 1: Tính axit của axit axetic
Hiện tượng: Khi cho CuO vào axit axetic
Ống 1: Quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Ống 2: Bọt khí thoát ra từ mảnh kẽm.
Ống 3: Sủi bọt khí.
Ống 4: chất rắn tan dần,dung dịch chuyển thành màu xanh lam
Phương trình phản ứng:
Ống nghiệm 2: Zn + 2CH3COOH → (CH3COO)2Zn + H2.
Ống nghiệm 3: CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O.
Ống nghiệm 4: CuO + 2CH3COOH → (CH3COO)2Cu + H2O.
2. Thí nghiệm 2: Phản ứng của rượu etylic với axit axetic
Hiện tượng: Hỗn hợp bốc hơi, ở ống nghiệm B có chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước nhẹ hơn nước.
PTPU: C2H5OH + CH3COOH → CH3COOC2H5 + H2O.
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Tính số gam oxi cần dùng để điều chế được 2,32 gam oxit sắt từ ?
nFe3O4 = 0,01 mol
Phương trình hóa học:
3Fe + 2O2 --t0--> Fe3O4
0,02 ← 0,01(mol)
nO2 = 0,02 mol; Số gam oxi: mO2 = 32 . 0,02 = 0,64g.
Viết công thức cấu tạo và gọi tên các este mạch hở có công thức phân tử được tạo ra từ ancol và axit thích hợp.
Tiến hành thí nghiệm sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm có nút và ống dẫn khí khoảng 4 – 5 gam hỗn hợp bột mịn gồm natri axetat và vôi tôi xút theo tỉ lệ 1 : 2 về khối lượng.
Bước 2: Nút ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí rồi lắp lên giá thí nghiệm.
Bước 3: Đun nóng phần đáy ống nghiệm bằng đèn cồn. Thay ống dẫn khí bằng ống vuốt nhọn rồi đốt khí thoát ra ở đầu ống dẫn khí.
Cho các phát biểu sau:
(a) Thí nghiệm trên là thí nghiệm điều chế và thử tính chất của metan.
(b) Khí thu được cháy với ngọn lửa màu vàng.
(c) Nên lắp ống thí nghiệm chứa hỗn hợp rắn sao cho miệng ống nghiệm hơi chốc lên trên.
(d) Vai trò của CaO là chất xúc tác cho phản ứng.
(e) Muốn thu khí thoát ra ở thí nghiệm trên ít lẫn tạp chất ta phải thu bằng phương pháp dời nước.
(g) Nếu dẫn khí thu được qua dung dịch Br2 thì dung dịch Br2 bị mất màu.
Số phát biểu đúng là
- Phương trình hóa học: CH3COONa + NaOH ---CaO,t0---> CH4 + Na2CO3
(b) Sai. Khí thu được cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt.
(c) Sai. Nên lắp ống thí nghiệm chứa hỗn hợp rắn sao cho miệng ống nghiệm hơi chốc xuống dưới.
(d) Sai. CaO là chất chống ăn mòn thủy tinh (NaOH nóng chảy ăn mòn thủy tinh).
(g) Sai. Nếu dẫn khí thoát ra vào dung dịch Br2 thì dung dịch này không bị mất màu.
Số phát biểu đúng là 2.
Cho sơ đồ của phản ứng sau:
Al + CuO → Al2O3 + Cu
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.
b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của bốn cặp chất trong phản ứng, tùy chọn.
a) Phương trình hóa học:
2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu
b) Cứ 2 nguyên tử Al tác dụng với 3 phân tử CuO.
Cứ 2 nguyên tử Al phản ứng tạo ra 1 phân tử Al2O3.
Cứ 1 phân tử Al2O3 được tạo ra cùng với 3 nguyên tử Cu.
Cứ 3 phân tử CuO phản ứng tạo ra 3 nguyên tử Cu.
Dựa vào tính chất hóa học của CH2=CH2 và CH≡CH (đã học ở lớp 9) hãy viết Phương trình hóa học khí cho CH3-CH=CH-CH3 và CH3 C≡C-CH3 tác dụng với Br2,H2 và cho biết những nhóm nguyên tử nào trong phân tử của hai hợp chất trên đã gây nên các phản ứng đó.
Phản ứng của CH3-CH=CH-CH3
CH3-CH=CH-CH3 + Br2→CH3-CHBr-CHBr-CH3
CH3-CH=CH-CH3 + H2 --Ni, t0--> CH3-CH2-CH2-CH3
Phản ứng của CH3 C≡C-CH3
CH3 C≡C-CH3 + 2Br2→CH3-CHBr2-CHBr2-CH3
CH3 C≡C-CH3 + 2H2 --Ni, t0--> CH3-CH2-CH2-CH3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.