Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu trộn theo tỉ lệ mol 1: 1 là: ( biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu trộn theo tỉ lệ mol 1: 1 là: ( biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO). Tính VHNO3


Đáp án:

nFe = nCu = 0,15 mol

    - Do thể tích dung dịch HNO3 cần dùng ít nhất → muối Fe2+

    → ∑ ne cho = 2.(0,15 + 0,15) = 0,6 mol

    - Theo ĐLBT mol electron: nH+ = nHNO3 = (0,6.4): 3 = 0,8 mol

    → VHNO3 = 0,8 lít

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đun sôi a (g) một triglixrit X với dd KOH đến phản ứng hoàn toàn thu được 0,92g glixerol và mg hỗn hợp Y gồm muối của a xit oleic với 3,18g muối của axit linoleic. Tìm X và a
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun sôi a (g) một triglixrit X với dd KOH đến phản ứng hoàn toàn thu được 0,92g glixerol và mg hỗn hợp Y gồm muối của a xit oleic với 3,18g muối của axit linoleic. Tìm X và a


Đáp án:

nglixerol = 0,01mol

Nếu triglixrit là (C17H31COO)2 C3H5OOCC17H33

(C17H31COO)2C3H5OOCC17H33 + 3KOH → 2C17H31COOK + C17H33COOK + C3H5(OH)3

Khối lượng muối linoleat: 0,02. 318 = 6,36g > 3,18: loại

Vậy công thức của X là:

(C17H33COO)2C3H5OOCC17H31 + 3 KOH → 2C17H33COOK + C17H31COOK + C3H5(OH)3

Và a = 0,01.841 = 8,41g.

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hỗn hợp G gồm 3 este đơn chức mạch hở thu được hỗn hợp X gồm 3 axit cacboxylic (1 axit no và 2 axit không no đều có 2 liên kết pi trong phân tử). Lấy m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2M,thu được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X trong oxi dư và hấp thụ từ từ hỗn hợp sau phản ứng vào dung dịch NaOH dư thấy khối lượng dung dịch tăng lên 40,08 gam so với dung dịch NaOH ban đầu. Tính tổng khối lượng của hai axit cacboxylic không no trong m gam X?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hỗn hợp G gồm 3 este đơn chức mạch hở thu được hỗn hợp X gồm 3 axit cacboxylic (1 axit no và 2 axit không no đều có 2 liên kết pi trong phân tử). Lấy m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2M,thu được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X trong oxi dư và hấp thụ từ từ hỗn hợp sau phản ứng vào dung dịch NaOH dư thấy khối lượng dung dịch tăng lên 40,08 gam so với dung dịch NaOH ban đầu. Tính tổng khối lượng của hai axit cacboxylic không no trong m gam X?


Đáp án:

Ta có nNaOH = 0,3 = naxit = neste suy ra nO trong axit = 0,3.2 = 0,6 mol

Và ta có maxit = mmuối – 22.0,3 = 18,96g

Đốt cháy X thu được sản phẩm cho vào bình NaOH :

Thu được mkhối lượng bình tăng = mH2O + mCO2 = 40,08g

Suy ra số mol O2 phản ứng là: = (40,08 - 18,96) : 32 = 0,66 mol

Bảo toàn O: ta suy ra được nCO2 = 0,69 mol và nH2O = 0,54 mol

Ta có naxit không no = mCO2 - mH2O = 0,15 mol

Số H trung bình trong hỗn hợp axit = (0,54.2) : 0,3 = 3,6 (mà axit k no có số H ít nhất là 4 nên axit no là HCOOH)

→ maxit không no = 18,96- 0,15.46 = 12,06g

Xem đáp án và giải thích
Lấy 34,2 gam gluxit X trộn với 65,8g dung dịch H2SO4 loãng (t0). Phản ứng kết thúc thu được 2 chất hữu cơ đồng phân A và B. Tìm công thức của X và nồng độ % của A trong dung dịch thu được 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lấy 34,2 gam gluxit X trộn với 65,8g dung dịch H2SO4 loãng (t0). Phản ứng kết thúc thu được 2 chất hữu cơ đồng phân A và B. Tìm công thức của X và nồng độ % của A trong dung dịch thu được 


Đáp án:

X -H2SO4→ A + B (đồng phân) ⇒ X là saccarozo C12H22O11

nA = nB = nX = 34,2/342 = 0,1 mol ⇒ mA = 180 g

⇒ %A = 18/(34,2+65,8) = 18%

Xem đáp án và giải thích
Trộn 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dung dịch X, giá trị pH của dung dịch X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dung dịch X, giá trị pH của dung dịch X là bao nhiêu?


Đáp án:

nOH- = 2. 0,1. 0,1 + 0,1. 0,1 = 0,03

nH+ = 0,0375. 2. 0,4 + 0,0125. 0,4 = 0,035

⇒ H+ dư; n = 0,035 - 0,03 = 0,005 mol

[H+] = 0,005 : (0,1 + 0,4) = 0,01 ⇒ pH = 2

Xem đáp án và giải thích
Trùng hợp propilen thu được polipropilen (PP). Nếu đốt cháy toàn 1 mol polime đó thu được 13200 gam CO2. Hệ số trùng hợp n của polime đó bằng bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trùng hợp propilen thu được polipropilen (PP). Nếu đốt cháy toàn 1 mol polime đó thu được 13200 gam CO2. Hệ số trùng hợp n của polime đó bằng bao nhiêu?


Đáp án:

PP có công thức (C3H6)n

(C3H6)n + 4,5 O2 → 3nCO2 + 3nH2O

Khi đốt cháy 1 mol PP sinh ra 3n mol CO2 → 3n = 300 → n = 100

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…