Thể tích của 0,4 mol khí NH3 (đktc) là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thể tích của 0,4 mol khí NH3 (đktc) là bao nhiêu?


Đáp án:

Thể tích của 0,4 mol khí NH3 (đktc) là:

VNH3 = nNH3.22,4 = 0,4.22,4 = 8,96 lít

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về phản ứng giữa kim loại và axit H2SO4 loãng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với kim loại nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. Ag.

  • Câu B. Cu.

  • Câu C. Fe.

  • Câu D. Au

Xem đáp án và giải thích
Bài tập biện luận số chất béo thu thu được khi cho glixerol phản ứng với 2 axit béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là


Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 5

  • Câu C. 6

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Cho 33,2 gam hỗn hợp A gồm Fe3O4, Fe(NO3)3, Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,48 mol H2SO4 (loãng) thì thu được khí NO sản phẩm khử duy nhất và dung dịch B chỉ chứa 2 muối sunfat. Cô cạn B thu được m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 33,2 gam hỗn hợp A gồm Fe3O4, Fe(NO3)3, Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,48 mol H2SO4 (loãng) thì thu được khí NO sản phẩm khử duy nhất và dung dịch B chỉ chứa 2 muối sunfat. Cô cạn B thu được m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?


Đáp án:

Giải

Gọi số mol: Fe3O4: x mol, Fe(NO3)3: y mol, Cu: z mol

Giả sử muối tạo thành là CuSO4 (z mol), Fe2(SO4)3: 0,5.(3x + y) mol

Ta có: 232x + 242y + 64z = 33,2g (1)

BTNT S => 3.0,5(3x + y) + z = 0,48

→ 4,5x + 1,5y + z = 0,48 (2)

BT e ta có : x + 2z = 3nNO = 3.3y = 9y (BTNT N => nNO = 3y )

→ x - 9y + 2z = 0 (3)

Từ 1,2, 3 => x = 0,06 mol ; y = 0,04 mol ; z = 0,15 mol (Thỏa mãn)

→ m muối = mCuSO4 + mFe2(SO4)3 = 0,15.160 + 0,11.400 = 68 gam

Xem đáp án và giải thích
Giải thích các hiện tượng sau: a. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt b. Miếng cơm vàng cháy ở đáy nồi hơi ngọt hơn cơm ở phía trên c. Nhỏ vài dung dịch I2 vào mặt mới cắt của quả chuối xanh thấy có màu xanh lá nhưng vào mặt mới cắt của quả chuối chín thì không thấy chuyển màu
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích các hiện tượng sau:

a. Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt

b. Miếng cơm vàng cháy ở đáy nồi hơi ngọt hơn cơm ở phía trên

c. Nhỏ vài dung dịch I2 vào mặt mới cắt của quả chuối xanh thấy có màu xanh lá nhưng vào mặt mới cắt của quả chuối chín thì không thấy chuyển màu


Đáp án:

a. Khi ta nhai kĩ thấy cơm có vị ngọt do trong quá trình nhai, men amilaza có trong nước bọt thủy phân tinh bột thành dextrin rồi thành mantozo

b. Miếng cơm cháy có thành phần dextrin nhiều hơn miếng cơm phía trên

c. Chuối xanh có chứa tinh bột còn khi chuối chín tinh bột đã bị chuyển thành glucozo. Đó là nguyên nhân tại sao khi nhỏ iot vào mặt cắt quả chuối xanh thấy màu xanh lam

Xem đáp án và giải thích
Canxi hidroxit cacbonat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Một học sinh nghiên cứu dung dịch X và thu được kết quả như sau: Dung dịch X tác dụng được với dung dịch Ba(OH)2, sinh ra kết tủa trắng. Khi cho dung dịch X tác dụng với dung dịch HCl, sinh ra khí không làm mất màu dung dịch KMnO4. Dung dịch X tác dụng với dung dịch natri panmitat, sinh ra kết tủa. Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây?

Đáp án:
  • Câu A. Dung dịch NaHSO3.

  • Câu B. Dung dịch NaHCO3.

  • Câu C. Dung dịch Ca(HSO3)2.

  • Câu D. Dung dịch Ca(HCO3)2.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…